Những ngày này, mỗi gia đình và làng trên xóm dưới với tâm thế hân hoan phấn khởi đang dọn dẹp nhà cửa, tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, người thì đi chợ sắm sửa các lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, hương hoa, cau trầu, nếp, mứt…vv để đón chào một mùa xuân với mong muốn sang năm mới được bình an, hạnh phúc.

    Điều đặc biệt mà chúng ta rất dễ nhận ra đó là mỗi gia đình dù bận rộn thế nào cũng phải tổ chức mâm cơm đoàn viên để sum vầy, người có điều kiện thì mời thêm họ hàng, bạn bè người thân, người ít hơn thì chỉ mời ông bà, bố mẹ cùng các thành viên trong gia đình. Qua bữa cơm đoàn viên nhằm nhắc nhở con cháu phải biết kính trọng tổ tiên, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, người lớn thì hăng say làm việc, sống có ích cho gia đình và xã hội, trẻ em thì chăm ngoan, học giỏi vâng lời ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi.

    Đối với bà con làng xóm trong năm cũ có điều gì chưa phải, chưa bằng lòng với nhau trong một năm dù nhỏ hay to cũng đều xoá hết, không để bụng, nhìn chén riệu cuối năm bên mâm cơm đoàn viên chúng ta thấy một không khí ấm át, thân tình.

    Trang trí tết

          Mỗi gia đình đều mua bóng nháy, người ít thì vài dàn, người nhiều năm, sáu dàn để trang trí bàn thờ tổ tiên, trang trí trước cổng vào nhà, người có điều kiện hơn thì làm một cây nêu  trong sân vườn, một số hộ gia đình có điều kiện thì tự bàn góp lại năm chục, một trăm trang trí đường làng ngõ xóm.

   

(Trang trí bóng nháy mừng xuân Tân Sửu ở Hải Thanh, Kỳ Lợi )

          Lễ rước ông bà, tổ tiên

          Rước ông bà tổ tiên thường được người dân gọi là rước ông bà, ông vải về để thờ tự hương khói trong ba ngày tết, vào ngày 30 tháng chạp ngày cuối cùng của năm cũ mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm với đầy đủ những lễ vật hằng ngày, với tấm lòng thành kính đối với người đã khuất để dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

          Phong tục đạp đất

          Tục đạp đất một số nơi còn gọi là tục xông đất, sau thời khắc giao thừa, mọi người đến chúc mừng năm mới cho nhau, giờ phút này đặc biệt ý nghĩa, thân tình, cả chủ nhà và khách đều vui mừng hân hoan, phấn khởi đầy tự tin cho một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự hanh thông. Theo quan niệm của người xưa người đạp đất cho năm mới rất có ý nghĩa và mang niềm may mắn đến cho gia đình mình. Chính vì quan niệm của người xưa như thế, nên việc đi đạp đất cho người nào trong dịp tết cũng được mọi người cân nhắc rất kỹ.

          Phong tục chúc tết.

          Vào sáng ngày mồng một đầu năm, mỗi gia đình đều đã dự định cho mình thời gian và địa điểm đi chúc tết, người thì chọn nơi đến đầu tiên là nhà thờ họ, người thì chọn là ông bà nội ngoại hai bên, người thì chọn gia đình ông tộc trưởng của họ…vv. Nhưng có một điều thật thú vị của mỗi người đó là phải đi chúc tết hết tất cả những người trong họ hàng, bà con làng xóm, một không khí đầm ấm, thân hữu, tình làng nghĩa xóm chân thành, thân thiện…. Điều đặc biệt đó là khi đến nhà chúc xuân mỗi gia đình đều chuẩn bị một bình riệu ngâm quý nhất trong năm để mời khách. Đây cũng là dịp để gắn kết cộng đồng khu dân cư, với chén riệu nồng ấm chất chứa tình làng, nghĩa xóm.

          Phong tục đi lễ chùa

          Trong những ngày đầu xuân mỗi gia đình đều đi lễ chùa, lễ đền, người thì búp hương, người thì gói bánh, người thì có một ít tiền và lễ vật khác để dâng lên các bậc thánh hiền nhằm cầu cho gia đình được bình an mạnh khoẻ, cầu cho quốc thái dân an...

          Phong tục xuất hành đầu năm

          Sau ba ngày tết sum vầy, mỗi người lại quay trở lại với công việc thường nhật hằng ngày, người thì làm ruộng, người thì làm biển, người thì lái xe, người thì buôn bán, người thì công nhân, người thì viên chức… đều chọn cho mình một ngày, giờ phù hợp theo tuổi để tiếp tục công việc của năm mới. Xuất hành cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện sự may mắn cho bản thân và gia đình mình trong một năm.

          Tết cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, trải qua hàng ngàn năm, với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử người Việt vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống, hun đúc thành truyền thống dân tộc Việt Nam./.

                                                                          


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Sơ đồ địa giới hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 204.305
    Online: 71