Lời nói đầu

CHƯƠNG I: Đặc điểm tình hình và sự lãnh đạo đấu tranh sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

CHƯƠNG II: Đảng bộ và nhân dân Kỳ Hà trong công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1946-1954.

CHƯƠNG III: Từng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm hậu thuẩn cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng miền nam năm 1955-1965.

CHƯƠNG IV: Kỳ Hà trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước năm 1965- 1975.

CHƯƠNG V: Cùng với đất nước thống nhất tiến lên Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục công cuộc đổi mới của Đảng.

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng tháng 8 thành công dân tộc Việt Nam viết một trang sử mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã phát huy truyền thống quật cường bất khuất, đánh đuổi đế quốc phong kiến, đưa cả nước thống nhất Tổ Quốc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Xã Kỳ Hà do điều kiện lịch sử địa lý và phát triển dân số được thành lập vào năm 1977 đã kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng. Chi bộ Đảng đầu tiên thành lập vào tháng 02 năm 1947 là tiền thân của Đảng bộ xã Kỳ Hải, Kỳ Hà ngày nay. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Huyện ủy. Đảng bộ xã Kỳ Hà thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng ủy họp ngày 26/10/2004 quyết định biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ xã Kỳ Hà, nhằm ghi lại những công lao to lớn của Đảng bộ và nhân dân qua các thời kỳ cách mạng. Giáo dục truyền thống cánh mạng cho toàn đảng, toàn dân vững bước đi lên con đường đổi mới cùng với cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn khơi dậy niềm tự hào và niềm tin tưởng của toàn dân đối với Đảng, đồng tâm góp sức xây dựng cuộc sống, xây dựng quê hương giàu mạnh.

Quá trình biên soạn có gặp nhiều khó khăn nhất là về tư liệu và nhân chứng lịch sử, nhưng nhờ có sự nhiệt tình tận tụy của các đồng chí cán bộ cũ đã qua hoạt động nhiều năm, thông qua các lần hội thảo đã thu hút trí tuệ tập thể của các vị cao niên để tìm kiếm chọn lọc đưa vào biên soạn.

Dù sao cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các đồng chí cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài xã lượng thứ, góp ý bổ sung vào những lần tái bản.

Chúng tôi cảm ơn các cán bộ lão thành, các đồng chí cán bộ chủ trì Đảng ủy, UBND xã Kỳ Hà đã qua các thời kỳ đóng góp trí tuệ , tài liệu và nhân chứng xây dựng cuốn lịch sử này.

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG ỦY XÃ KỲ HÀ

        

Chương I:

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ SỰ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

I/ Đặc điểm tình hình

  1. Vị trí địa lý:

Xã Kỳ Hà được chia tách từ xã Kỳ Hải, trước đây là xã Trung Hải.

 Đầu năm 1977 hội đồng chính phủ ra quyết định cắt 3 xóm Đông Hải, Hải Thanh, Hòa Hải và nửa xóm Trung Hải để thành lập xã mới đặt tên là xã Kỳ Hà.

Địa giới sau khi chia tách được ổn định, kinh tế - xã hội được phát triển đến nay vừa tròn 27 năm.

Là một xã ven biển nằm phía Đông Bắc huyện Kỳ Anh có núi Cao Vọng và cữa khẩu giao nhau gắn liền với hai con sông ôm lấy địa bàn dân cư. Kỳ Hà là bán đảo nằm ở cữa lạch khẩu diện tích 4km2 nằm trên tọa độ 18,20 vĩ bắc 106,20 kinh đông. Phía bắc giáp sông Vịnh, bên kia sông là xã Kỳ Ninh, phía đông giáp sông cửa, bên kia sông là núi Cao Vọng nhánh sông này vòng từ đông lên vòng bao cả phía nam lên tận cầu trí gọi là sông Trí, phía tây giáp  xã Kỳ Hải.

Ba phía giáp sông, nạn lũ lụt triều cường ngập lụt bao quanh nhất là mùa heo chướng và những trận bão qua thường gây hậu quả tàn phá nặng nề về mùa màng và dân cư. Giao thông đi lại khó khăn phải lội qua con hói từ tiểu láng ra đại láng chia cắt các vùng dân cư xóm 7, Hòa Hải thành ốc Đảo nhất là vào lúc triều cường.

Người dân nới đây đã từng than thở.

Quê hương đất mẹ của ta ơi.

Đất mặn đồng chua đã bao đời.

Nước dâng đồng ngập, đời đói khổ.

Tha phương cầu thực đã một thời…

Sống chung với thủy triều ba phía là sông ngòi, ông cha ta phải liên tục đắp đê, hộ đê chống bão lũ thiên tai để sinh tồn và phát triển. Bám đất, bám làng dữ mối tình sâu nặng với núi sông. Biển bạc, rừng vàng do thiên nhiên ban tặng, song do thời tiết khắc nghiệt, lịch sử ghi nhận mảnh đất nơi đây là “Chảo lửa, ống gió túi mưa”, thời tiết phân rõ 2 mùa, nóng của gió lào khô cháy bỏng, mùa mưa rét cắt thịt, cắt da. Đói rét cơ hàn ông cha ta đã vượt qua để xây dựng phát triển để có ngày nay. Dân số Kỳ Hà có 1.034 hộ với 4.760 nhân khẩu, dân cư rải đều 4 vùng nay là 6 thôn.

2.Tình hình chính trị - văn hóa -xã hội:

Xã Kỳ Hà có 2/3 là đồng bào theo đạo thiên chúa giáo với truyền thống đoàn kết lương giáo gắn bó hòa đồng. Nhân dân ta sẵn có đức tính cần cù lao động một lòng tin theo Đảng, theo cách mạng. Thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng sống tốt đời đẹp đạo.

Song vẫn còn một số phần tử chống phá cách mạng, dưới các hình thức: Lợi dụng tín ngưỡng đội lốt tôn giáo, hoạt động mê tín và địa chủ cường hào đã ràng buộc lôi kéo bóc lột nhân dân ta thậm tệ.

Tàn dư phong kiến thực dân, chính sách ngu dân để lại nạn thất học, nhân dân ta chiếm 95% là mù chữ.

Nạn cờ bạc rượu chè, ma chay đồng bóng còn tồn tại trong nhân dân tạm bợ, nhà cửa dột nát. Mỗi làng chỉ có 1 đến 2 cái giếng, có nơi còn dùng giếng vụng, ăn chín uống sôi còn là chuyện mới mẻ, áo quần rách rưới cập vá nhiều mảnh, đàn ông dùng mảnh vải làm khố là chủ yếu, chỉ con nhà giàu khá giả mới có quần áo lành để mặc trong các ngày lễ hội.

Các di tích đền chùa từ xưa ở xóm 7 có đền Thánh Hoàng và đền Giếng Miệu, ở xóm 6 có đền Thầy, đền Tam Tòa và đền Đức Thánh Tiên Phạm Hoành, đến nay không còn dấu tích chỉ được truyền tụng lại qua các bài thơ cố Hợp và cố Lán. Ở xóm 9 có nhà thờ giáo xứ xây dựng từ năm 1927 nay đã tôn tạo lại, đủ điều kiện cho bà con sinh hoạt tôn giáo.

Trải qua bao biến động lịch sử tên đất, tên làng cũng bao lần đổi thay.

Làng Quý Hòa là Bắc Hà, trước đây thuộc tổng đậu chử làng Hà Trung, Văn Yên nay là Đông Hà, Nam Hà và xóm Tám Hạ của làng Đồng Nại nay là Tây Hà trước đây thuộc tổng Hà Trung.

Cũng như bao vùng đất sôi động ở Kỳ Anh nơi đây minh chứng bao dấu tích trong các cuộc chiến tranh giữ nước, cữa Khẩu là tên gọi tắt của “Kỳ Hoa Hải Khẩu” nhiều sự kiện quan trọng diễn ra ở nơi đây. Đó là những cuộc đánh chiếm đường thủy của người Chăm Pa ra phía Bắc Hoành Sơn (thế kỷ III - thế kỷ V). Những cuộc hành quân của vua quan nước Việt vào đánh chiếm thành vào thế kỷ X. Đời Lê các cuộc nội chiến Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn, Cữa khẩu là vị trí quân sự quan trọng.

Núi Cao Vọng còn “Hang Hồ Quý Ly” ghi lại dấu tích tội ác của quân minh xâm lược nước ta năm 1407 -1427 sự kiện này còn được ghi lại bằng hai câu thơ cỗ:

“Kỳ La Hải khẩu Ngâm Hồn đoạn

Cao Vọng Sơn đầu khách tứ sầu”

Trải qua các thời kỳ lịch sử, giới cờ khởi nghĩa của các sỹ phu yêu nước, cha ông ta đã ngoan cường chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi giang sơn trên mãnh đất quê hương.

3.Về kinh tế đời sống:

Xã Kỳ Hà được thiên nhiên ưu đãi và địa bàn được phân công nghề muối là chính. Bên cạnh là nghề nông nghiệp ngoài ra còn có nghề sông biển lộng khơi của nhân dân vùng cữa lạch.

Thực tế thời xưa không được phát huy. Nghề muối nhân dân ta sản xuất, bị thống thu, chúng bán ra với giá cắt cổ. Nhân dân lén lút cào đất tận dụng con nước rồng phơi cát lọc nước đem về cất dấu, dùng thùng sắt, nồi đất để nấu thành muối đem đi đổi bán kiếm sống tha phương cầu thực khắp nơi, xa xôi đến tận miền Tây Quảng Bình. Nếu bị lộ thì cả nhà bị phạt, nhân dân ta đã truyền tụng lại câu ca giao:                            

“Rượu ta nấu chúng cho rượu lậu

                 Muối ta làm chúng bảo muối gian”

Nghề nông nghiệp đất đai nằm trong vùng nước mặn chỉ làm được vụ chiêm lúa hai hom, mùa màng mất mát do thiên tai ngập lụt là chuyện thường xẩy ra. Mặt khác phần lớn đất đai nằm trong tay địa chủ và các nhà giàu, nhân dân làm ruộng chỉ là tá điền thuê ruộng nạp tố, may mắn được mùa thì bị chủ thu hết. Mất mùa không được giảm mà phải vay nặng lãi để ăn, để nuôi sống gia đình. Cuộc sống nợ chồng lên nợ, lại không được học hành, bọn chủ tha hồ cai trị bóc lột nhân dân ta tận xương tủy.

Núi Cao Vọng có lợi thế phát triển nhiều mặt như chăn nuôi trâu bò, khai thác vật liệu đá, sỏi xây dựng nhà cửa, cầu cống.

Phần lớn nhân dân sống bằng nghề bắt ốc mò cua cáy, đời sống dựa vào rau má, rau Tàu bay để qua ngày.

Trên vùng quê nghèo nàn, ruộng đất tài nguyên và mọi nguồn lợi nằm trong tay địa chủ phong kiến chiếm đoạt. Một phần do thiên tai khắc nghiết, mùa màng mất mát, cảnh bần hàn đói rách làm cho dân ta vô cùng điêu đứng, không có làng nào không có người đi ăn xin, đầu đàng xó chợ, cảnh bán vợ đợ con, cảnh chết đường chết chợ thường xẩy ra.

Cùng với nạn thúc ép tô thuế nặng nề, bắt phu, bắt lính của bọn thực dân đế quốc, nạn quốc trái lạc quyên chồng chất lên đầu lên cổ người dân. Nhiều người dân bỏ làng đi tha phương cầu thực không về.

Cuộc sống bần cùng hơn bao giờ hết dẫn đến thảm cảnh nạn đói Ất Dậu năm 1945, các làng Hà Trung, Vân Yên, Đồng Nại, Quý Hòa có hàng trăm người chết đói, chết nhiều nhất là làng Quý Hòa: 241 người, có những hộ chết gần xóa sổ…Một trong những tội ác của phong kiến thực dân.

Dưới gông cùm nô lệ nhân dân ta liên tục đấu tranh chống sưu cao thuế nặng đòi chia lại ruộng đất cho dân cày. Cách mạng về, dân một lòng tin vào Đảng, thực hiện theo con đường cách mạng để dành lại quyền sống làm người, xóa bỏ chế độ  của thực dân phong kiến. Xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc đổi đời.

II. THỜI KỲ ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CŨNG CỐ CHÍNH QUYỀN CHÁNH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

1.Tham gia khởi nghĩa dành chính quyền.

Tháng 6 năm 1945 phong trào Việt Minh hoạt động trong 4 tổng: Cấp Dẫn, Hà Trung, Vọng Liệu, Đậu Chữ (chưa có Chi bộ đảng ra đời hoạt động của Cộng sản Việt Nam ở Kỳ Hải, Kỳ Hà ngày nay) thông qua các đảng viên 1930 - 1931 ở các xã lân cận trực tiếp phổ biến giao nhiệm vụ cho các cảm tình đảng, cùng với Mặt trận Việt Minh phát động nhân dân chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân ta phấn khởi đón nhận chủ trương Việt Minh giành chính quyền. Ở các vùng dân cư, thôn xóm thông tin được lan truyền nhanh chóng ngày 18/8/1945 lệnh khởi nghĩa dành chính quyền được Ủy ban khởi nghĩa huyện ban bố, nhân dân các xóm ở Kỳ Hà đã tham gia trong đoàn biểu tình cùng với các vùng tập trung về huyện đường để đấu tranh và chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cũ.

Tên Tri huyện Nguyễn Hòa Phẩm đã đầu hàng cách mạng trao trả ấn tín (con dấu) ……………………………....chính quyền về tay nhân dân. Ủy ban cách mạng lâm thời huyện được thành lập và khẩn trương thành lập ban lâm thời ở các xã thôn, các chủ trương đường lối của đảng được UB cách mạng lâm thời cùng với hoạt động của Việt Minh vận động tuyên truyền đi sâu vào các làng gây mầm móng, cổ vũ đấu tranh giành chính quyền ở các thôn.

Các quyết định được thực thi nhanh chóng, sự đồng tình của nhân dân với khí thế sục sôi, tụ tập ở các điểm dân cư  nghe cán bộ Việt Minh phổ biến nhiệm vụ cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Xóa bỏ áp bức bóc lột, nhân dân náo nức hồi hộp đợi chờ bao năm sống với chế độ thực dân phong kiến đói rách lầm than trong đêm dài nô lệ, nhân dân ta được cởi bỏ khỏi áp bức bóc lột, chính quyền về tay nhân dân. Những chủ trương mới mẻ như những dòng sữa mát đang được ngấm dần trong lòng người dân. Mỗi chủ trương mít tin, biểu tình được nhân dân hưởng ứng rất nhạy cảm và linh hoạt  đầy đủ. Phong trào nhân dân một lòng theo Việt Minh, theo Đảng làm cách mạng. Đảng lấy lực lượng nòng cốt là nông dân là cơ sở vững chắc để cách mạng giành thắng lợi. Liên minh công nông ra đời từ đó.

2.Thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời ở thôn.

 Những quyết định của UB lâm thời được triển khai, UB lâm thời các thôn, xã được thành lập cụ thể như:

- Ở làng Văn Yên do ông Nguyễn Đàm làm Chủ tịch

- Ở làng Hà Trung do ông Võ Đình Chung làm Chủ tịch

- Ở làng Đồng Nại do ông Nguyễn Luân làm Chủ tịch

- Ở làng Quý Hòa do ông Trần Mạnh Cừ làm Chủ tịch.

Trong một thời gian ngắn bộ máy của chính quyền cách mạng được hình thành từ huyện đến xã, thôn đi vào hoạt động lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng.

Ngày 02/9/1945 ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lập nên nhà nước công nông đầu tiên của Đông Nam á.

Ngày 06/01/1946 nhân dân ta nô nức phấn khởi thực hiện quyền công dân, lần đầu tiên trong lịch sử người dân được cầm lá phiếu bầu ra người đại biểu thay mặt nhân dân quản lý nhà nước.

Ngày 17/02/1946 HĐND xã Kỳ Hải được nhân dân bầu ra 28 vị. Trong đó các thôn xã Kỳ Hà có 13 vị tham gia đại biểu HĐND xã.

Được bầu vào Ban thường trực UBND xã có ông Nguyễn Đàm và ông Phan Thúc Y.

Đại biểu ở các làng có 11 người.

- Ở làng Văn Yên do ông Mai Lánh, Nguyễn Bích, ông Nguyễn Hộ

- Ở làng Hà Trung do ông Võ Đình Chung , Võ Thấu, Nguyễn Kha

- Ở làng Đồng Nại do ông Nguyễn Luân, Nguyễn Tàng

- Ở làng Quý Hòa do ông Trần Hứa, Trần Mạnh Cừ.

Các vị hội đồng đã vận động nhân dân từng bước ổn định đời sống và thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

Nhưng nhìn chung chính quyền chưa được cũng cố vững chắc lại đứng trước những khó khăn to lớn, kinh tế đời sống kiệt quệ, hậu quả nạn đói còn nghiêm trọng.

Cơ sở Việt Minh chưa được phát triển, các đoàn thể cứu quốc chưa thành hệ thống, các lực lượng bán vũ trang mới được hình thành.

Một số tên phản động trong giai cấp địa chủ lăm le chia rẽ nội bộ nhân dân. Ngăn cản việc thực hiện chính sách chủ trương của UB cách mạng trong bối cảnh chưa có sự công khai hoạt động của Đảng ở các địa phương thôn xóm. Vì vậy việc cần thiết xây dựng và phát triển đảng là một yêu cầu khách quan và hết sức cấp bách thời bấy giờ.

Chương II:

ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN KỲ HÀ TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1946 - 1954

I. XÂY DỰNG ĐẢNG

Trước cách mạng tháng 8 -1945 trên đất (Kỳ Hải, Kỳ Hà) chưa có Chi bộ đảng, mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đảng viên 1930 - 1931 ở các xã lân cận. Đ/c Phan Công Bích là đảng viên 1930 - 1931 được huyện cử về xã Kỳ Hải, vận động kết nạp đảng viên mới. Những đảng viên được kết nạp vào năm 1946 như đ/c Mai Lánh, Nguyễn Đàm, Nguyễn Bích, Võ Đình Chung, Phan Thúc Y, Nguyễn Hộ, Nguyễn Kha và Nguyễn Trọng Bính và một số đ/c ở Kỳ Hải.

Vào tháng 02 năm 1947 một sự kiện trọng đại trên mảnh đất quê hương Kỳ Hà là đại hội Chi bộ đầu tiên, là tổ chức cơ sở đảng tiền thân của Đảng bộ (Kỳ Hải, Kỳ Hà ngày nay). Chi bộ lấy tên là chi bộ Xuân Yên (mùa xuân ở làng Văn Yên) trong Chi bộ đầu tiên có 12đ/c, có 8 đảng viên ở Đảng bộ xã Kỳ Hà ngày nay. Đó là đ/c Nguyễn Đàm Phó bí thư Chi bộ, đ/c Nguyễn Bích, đ/c Mai Lánh làm mặt trận ở xã và các đảng viên ở các làng, ở làng Văn Yên đ/c Nguyên Trọng Bính, Nguyễn Hộ, ở làng Hà Trung có đ/c Võ Đình Chung, Phan Thúc Y và đ/c Nguyễn Kha.

Là những hạt nhân nòng cốt đầu tiên vận động xây dựng phát triển đảng, xây dựng Đảng cũng cố chính quyền vượt qua những khó khăn, thử thách lớn lao của đảng trong chặng đường đầu tiên. Chi bộ đã phát huy trách nhiệm vận động và kết nạp thêm đảng viên mới đủ sức lãnh đạo phong trào quần chúng.

Từ khi Đại hội vào tháng 02/1947 đến năm 1950 các thôn ở Kỳ Hà đã có 49 đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Danh sách cụ thể sau:

     TT

Họ và tên

       TT

Họ và tên

1

Đ/c: Nguyễn Đàm

26

Đ/c: Tô Nhoan

2

Đ/c:Nguyễn Bích

27

Đ/c: Tô Thiệp

3

Đ/c: Mai Lánh

28

Đ/c: Tô Thị Sây

4

Đ/c: Nguyễn Hộ

29

Đ/c: Phan Công Minh

5

Đ/c: Nguyễn Trọng Bính

30

Đ/c: Phan Công Dũng

6

Đ/c: Võ Đình Chung

31

Đ/c: Võ Phán

7

Đ/c: Phan Thúc Y

32

Đ/c: Nguyễn Vựng

8

Đ/c: Nguyễn Kha

33

Đ/c: Nguyễn Thọ

9

Đ/c: Phạm Việt

34

Đ/c: Nguyễn Đức Tuyển

10

Đ/c: Nguyễn Thị Tho

35

Đ/c: Võ Thấu

11

Đ/c:Nguyễn Huỳnh Cầu

36

Đ/c: Võ Thị Triền

12

Đ/c: Lê Thị Phâng

37

Đ/c: Võ Đang

13

Đ/c: Nguyễn Sàm

38

Đ/c: Nguyễn Huấn

14

Đ/c: Nguyễn Thạch

39

Đ/c: Nguyễn Cao Vọng

15

Đ/c: Nguyễn Phú

40

Đ/c: Tô Phền

16

Đ/c: Nguyễn Phụ

41

Đ/c: Nguyễn Chấn

17

Đ/c: Nguyễn Quế

42

Đ/c: Nguyễn Thị Trường

18

Đ/c: Lê Thể

43

Đ/c: Tô Ngọc Thểu

19

Đ/c: Nguyễn Sử

44

Đ/c: Lê Thị Nhiêm

20

Đ/c:Trần Nhu

45

Đ/c: Lê Thị Chuần

21

Đ/c: Nguyễn Hích

46

Đ/c: Lê Tiếu

22

Đ/c: Võ Toái

47

Đ/c: Nguyễn Tiến Cấp

23

Đ/c: Tô Sàn

48

Đ/c: Nguyễn Hòa

24

Đ/c: Tô Thị Thê

49

Đ/c: Nguyễn Thụ

25

Đ/c: Lê Đậng

 

 

 

Chi bộ đã thành lập Tổ đảng ở các thôn lãnh đạo các phong trào ở địa phương tích cực sản xuất tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG NGHỊ QUYẾT CỦA CHI BỘ

Tổ chức các đoàn thể thông qua mặt trận Việt Minh cũng cố chính quyền phát động tinh thần yêu nước của nhân dân.

- Các phong trào yêu nước như: Tuần lễ vàng, tăng gia tự túc để kháng chiến, hũ gạo tiết kiệm, phát động phong trào áo ấm chiến sỹ.

- Công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

- Tổ chức đội du kích ở các làng để bảo vệ chính quyền cách mạng, mỗi làng là một trung đội du kích từ 15 đến 20 người.

+ Làng Văn Yên do ông Mai Thịnh làm trung đội trưởng - du kích có 20 người.

+ Thôn đội dân quân có: 35 người do ông Nguyễn Tạo phụ trách

+ Làng Hà Trung do ông Nguyễn Cao Vọng phụ trách – du kích có 20 người.

+ Thôn đội dân quan có: 30 người do ông Võ Hãn phụ trách

Các thôn Hòa Hải, Đồng Nại tiếp tục cũng cố lực lượng dân quân du kích bảo vệ thôn xóm.

- Đoàn thanh niên cứu quốc BCH có: đ/c Lê Quang Chức, đ/c Nguyễn Quế, đ/c Nguyễn Hích, đ/c Nguyễn Đức Tuyển.

- Hội phụ nữ cứu quốc BCH có: bà Phu, bà Tho, bà Tịch, bà Phâng, bà Hường, bà Chuần, bà Bảo, bà Viên, bà Điểu, bà Chề.

- Hội phụ lão cứu quốc  BCH có: Ông Trần Khánh, Tô Cang, Lê Diệu, đ/c Phạm Việt, đ/c Nguyễn Công Trứ.

- Hội Nông dân cứu quốc BCH có: đ/c Nguyễn Bình, đ/c Nguyễn Thạch, đ/c Võ Phán.

- Mặt trận Việt Minh do đ/c Nguyễn Bích, Mai Lánh phụ trách đã thu hút  đông đảo toàn dân, toàn diện tham gia phong trào kháng chiến trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, nhiều gia đình đã ủng hộ trâu, bò, lợn, gà, nhận vàng, thóc gạo, tiền bạc, hoa tai và những kỷ vật tài sản lớn cho kháng chiến.

* Những chủ trương lớn của Đảng trung tâm đột xuất.

A/ Diệt giặc đói:

Vận động nhân dân phát triển sản xuất chống đói, ngoài việc khai hoang mở rộng diện tích phát động nhân dân trồng rau màu, bầu bí, dưa cà gia tăng gấp bội (tụ túc để kháng chiến).

- Thực hiện khẩu hiệu: “Tấc đất, tấc vàng” bồi trúc đê đập, bảo vệ dân cư và mùa màng.

- Phong trào hũ gạo tiết kiệm được nhân dân đồng tình cao, hội mẹ chiến sỹ đã đi đầu trong phong trào hũ gạo tiết kiệm nuôi quân.

B/ Diệt giắc dốt:

Với khẩu hiệu: “Đi học là yêu nước”

“Đi học để diệt giắc đói”

Đó là chủ trương của Đảng và Bác Hồ kêu gọi “Toàn dân ta hăng hái tham gia phong trào bình dân học vụ ” được phát động thực hiện trong toàn Đảng, toàn dân. Để xóa nạn mù chữ do hậu quả của chế độ cũ để lại 95% dân ta không biết chữ, không được học hành. Phong trào diễn ra từ cuối năm 1946 trong bối cảnh không có trường, không có thầy, không có sách giáo khoa và thiếu giấy học. Người biết 1 chữ dạy cho người không biết chữ, người biết 2 chữ dạy cho người biết 1 chữ. Phong trào đươch nhân dân đồng tình học tập. Nhà nhà là lớp học, người người đi học, ngày chăm lo sản xuất đêm về dưới ngọn đèn dầu khắp nơi trong thôn xóm.

Những mái tóc xanh bên đầu bạc

Ê a, tập đọc, tập đánh vần.

Việc kiểm tra sát hạch bằng cách tổng lùng qua từng thôn xóm và đón chợ đố chữ, biết đọc chữ mới được vào chợ.

Điển hình cho phong trào bình dân học vụ ở xóm 6 có đ/c Lê Đậng, đ/c Nguyễn Sử, đ/c nguyễn Thữa, ở xóm 7 có đồng chí Nguyễn Kha, Võ Văn Lương, Võ Hưởng, ông Nguyễn Chỉnh, Võ Xuân Hương, ở xóm 8 có ông Nguyễn Luật, ở xóm 9 có ông Mai Nhân, ông Hoàng Bảo, Trần Minh Châu, Đậu Trọng Tự.

Điểm nổi điển hình của phong trào có làng Văn Yên (xóm 6) được công nhận xóa nạn mù chữ sớm nhất toàn Huyện. Đến cuối năm 1947 toàn dân trong xã đã được công nhận xóa nạn mù chữ bước một.

Các trường phổ thông tiểu học được mở tại xã, các tệ nạn xã hội cũ được giảm dần, đường sá giao thông được mở mang thêm, tôn tạo các giếng nước vệ sinh sạch sẽ, đời sống văn hóa được cải thiện. Đến năm 1963 vinh dự của làng Văn Yên (xóm 6) được đón nhận (bằng văn hóa phổ cập cấp I cho toàn dân) được tổ chức mừng công là mô hình của phong trào văn hóa của Tỉnh (được tỉnh trích kinh phí phần thưởng: 01 con bò, tiền bạc, bằng khen, 01 cái tủ, 01 bộ bàn ghế)

(Thời kỳ này đ/c Phạm Tử Miên làm bí thư chi bộ, đ/c nguyễn Thữa làm chủ nhiệm hợp tác xã xóm 6).

C, ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC.

-Tổ chức cho nhân dân học tập lời kêu gọi “Toàn dân kháng chiến” của Bác Hồ. Đó là lời của nước non trong giờ phút lịch sử nhân dân ta thà hi sinh chứ nhất định không chịu làm nô lệ đã nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Bác Hồ đã đi vào cuộc trường chinh chống thực dân Pháp ngoài các nhiệm vụ hậu phương nhân dân ta vận động thanh niên con em tham gia tình nguyện vào vệ quốc đoàn, tham gia đoàn quân nam tiến có 08 đ/c ở các làng Văn Yên và Hà Trung như đ/c Nguyễn Huỳnh Cầu, đ/c Võ Hãn, Trần Minh Quý, Tô Lậm, Vũ Bão, Nguyễn Trọng Bính, Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Thế Vịnh.

Tiếp bước cha anh lớp lớp con em ở Kỳ Hà lên đường ra trận khắp các chiến trường tham gia đủ mọi quân binh chủng trong quân đội, trong kháng chiến chống Pháp có 55 đồng chí tham gia, ngoài ra còn có các lực lượng: Công an, dân công hỏa tuyến, TNXP tham gia trên các chiến trường Bình Trị Thiên - Trung Lào - Thượng Lào    và tham gia đoàn vận chuyển thuyền bằng đường sông, tổng số trong các đợt lên tới hàng trăm lượt người thay phiên nhau đi phục vụ các chiến trường.

Ở địa phương thực hiện phương án phòng thủ ở bờ biển, ngăn chặn âm mưu địch xâm nhập bằng ca nô vào cữa lạch và các nhánh sông. Dưới sụ lãnh đạo của Đảng, UB phòng thủ đã hướng dẫn nhân dân huy động hàng trăm cây phi lau và cây gỗ ở các nơi cắm xuống ở các nhánh sông Vịnh và sông Cữa để ngăn chặn ca nô địch xâm nhập, mặt khác triển khai kế hoạch rào làng chiến đấu học tập kinh nghiệm của làng Cừ Nậm Quảng Bình, các xóm đã rào làng bằng các hàng rào tre kết hợp phía ngoài là hào giao thông, lập các điểm canh gác ở phía cổng làng, ở núi Cao Vọng, cồn Vông và Hải Đài, các vọng gác, lực lượng dân quân thường xuyên canh phòng cẩn mật, đ/c Mai Lánh được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng phá cột cờ ở núi Cao Vọng một chi điếm của Nhật.

- Tổ chức cho nhân dân đắp các ụ tác chiến ở cồn Tùng và cồn Vông .

- Chặt cây ở Lùm Rỏi bắc 2 cầu qua Hói Vịt và qua sông ở Mậu khỉ để cho dân sơ tán khi có lệnh.

- Lực lượng an ninh đặc biệt chú trọng theo dõi các đối tượng lợi dụng nghề sông biển móc nối với tàu địch hoạt động, vào nam theo địch và làm gián điệp phản động nội địa móc nối với b, lực ên ngoài. Với tinh thần cảnh giác caolượng ta đã phá tan âm mưu địch.

- UB kháng chiến hành chính đã phát huy vai trò vô sản chuyên chính, nhiều đồng chí liên tục nhiều năm được bầu và cơ cấu vào UBND trở thành cán bộ chủ chốt của xã như: Đ/c Nguyễn Đàm, Mai Lánh, Vũ Bảo, Nguyễn Phú, Nguyễn Kha, Phan Thúc Y…

III- GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG CUỘC PHẢN CÔNG TRÊN CÁC MẶT TRẬN, KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM.

Giặc Pháp thua đau ở các chiến trường đã đưa máy bay ném bom ở các vùng ở Kỳ Anh, trong đó ném bom ở vùng chợ Cầu và Kỳ Hải. Phong trào hậu phương thì tổng động viên cho chiến trường tổng phản công. Động viên bộ đội, dân công tất cả đốc sức cho chiến dịch.

Nhân dân bước đầu tham gia thực hiện chính sách thuế nông nghiệp ban hành năm 1951 đã hăng hái thi đua 100% hộ nông dân có ruộng đất đều nhiệt tình hăng hái thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, phơi khô quạt sạch để nộp đủ thuế cho nhà nước, tổ chức phát động nhân dân phát xay gạo cho kháng chiến, lực lượng dân công hàng trăm lượt người với đôi bồ trên vai và ống muối ngày đêm người người lũ lượt trên các tuyến đường dài tiếp tế lương thực đạn dược cho các mặt trận trên các chiến trường.

Cuộc chiến ác liệt đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện biên phủ chấn động địa cầu, hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết, toàn Đảng, toàn dân ta phấn khởi hân hoan đón mừng tin chiến thắng, hòa bình đã lập lại nhưng  chiến tranh đã để lại sự đau thương mất mát của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước, các đồng chí thương binh trở về cơ thể mang nhiều thương tích vẫn tiếp tục hăng hái đóng góp công sức để xây dựng quê hương.

Để ngăn ngừa tư tưởng hòa bình nghỉ ngơi lơ là mất cảnh giác, Chi bộ đã kịp thời tổ chức học tập chính trị nâng cao nhận thức cách mạng, nhiệm vị của đảng viên, cách mạng liên tục tiến công, ổn định tinh thần cán bộ đảng viên vận động nhân dân tu sữa đường sá giao thông bồi trúc đe dập, xây dựng các cầu cống nông thôn ở các làng như: làng Văn Yên, Đồng Nại, Quý Hòa, Hà Trung, san phẳng các ụ tác chiến ở cồn Tùng, cồn Vông. Phát động phong trào tăng gia sản xuất, thi đua tiết kiệm.

Các lực lượng được duy trì để ngăn chặn âm mưu của địch nhất là bọn phản động ngóc đầu dậy chống phá cách mạng ở nông thôn, trong cơ sở địa phương đã tố giác kịp thời ngăn chặn, hạn chế sự hoạt động phá hoại của chúng.

 

 

 

Chương III

 

TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG CNXH - LÀM HẬU THUẪN CHO CUỘC ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NĂM 1955 – 1965

I. THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân- người cày có ruộng – nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ 1956-1957 của Đảng, chính là cải cách ruộng đất- người cày có ruộng, xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Thực trạng xã hội theo phân từng giai cấp thời bấy giờ.

- Thành phần bần cố nông là lớp người không có ruộng đất.

- Thành phần bần nông tuy có vài sào ruộng nhưng không có công cụ và trâu bò phải đi làm thuê.

- Thành phần trung nông là lớp người có trên dưới 1 mẫu ruộng đất và có trâu bò, có sức lao động.

- Thành phần phú nông là lớp người có ruộng đất  nhưng không có lao động đã tham gia bóc lột.

- Thành phần địa chủ là lớp người có nhiều ruộng đất, trau bò, chuyên sống bằng bóc lột.

+ Cải cách ruộng đất: Toàn bộ địa chủ bị đánh đổ, ruộng đất được chia cho dân nghèo, giai cấp nông dân được giải phóng, là người chủ thực sự ở nông thôn. Khẩu hiệu người cày có ruộngđược trở thành hiện thực.

Địa vị xã hội của tầng lớp nhân dân nghèo khổ được nâng lên. Đó là thành công lớn của đảng trong nhiệm vụ phản phong.

Song do phương pháp cải cách và chỉnh đốn tổ chức của đảng đã phạm sai lầm nghiêm trọng, gây tổn thất nặng nề. Khối đại đoàn kết trong nhân dân cũng như số đảng viên, cán bộ bị tổn thương.

- Nhất là số đảng viên, cán bộ đã lăn lộn trong phong trào cách mạng báy nay, còn ấm ức oan sai.

+ Chính sách sữa sai để tiến lên

Dưới ánh sáng Nghị quyết 10 của Trung ương đảng. Những cán bộ đảng viên bị quy nạp sai thành phần đã kịp thời chấn chỉnh. Được trả lại chức vụ và giao nhiệm vụ cùng toàn thể đảng viên cán bộ và nhân dân trong các thôn xóm cùng nhau sữa chữa sai lầm.

Các đồng chí đảng viên, cán bộ đã ổn định tư tưởng sẵn sàng tham gia đảm nhận các nhiệm vụ trọng trách trong từng thôn xóm được quần chúng nhân dân đồng tình và hàn gắn khối đại đoàn kết sau khi sửa sai. Nội bộ nông dân thể hiện sự thông cảm, cởi mở, đón nhận bầu không khí mới trong sự nghiệp khôi phục kinh tế xã hội.

II. KHÔI PHỤC KINH TẾ VÀ XÂY DỰNG HTX.

1. Khôi phục kinh tế:

Từ cuối năm 1955 khi ruộng đất đã về tay nhân dân. Từ 3-4 hộ được chia 01 con trâu bò để cày bừa. Tổ đổi công được hình thành, đổi công trong từng khâu. Tiến tới làm chung nhau trở thành phong trào xây dựng tổ đổi công trong nông dân nói chung.

Các xóm, thôn xã Kỳ Hà nằm trong vùng thủy triều ngập lụt. Các tổ đổi công đã hợp lực xây dựng tổ đổi công trong nông dân nói chung.

Các xóm, thôn xã Kỳ Hà nằm trong vùng thủy triều ngập lụt. Các tổ đổi công đã hợp lực xây dựng các đê đập bao quanh khu dân cư và đồng ruộng. Mở thêm ruộng đất sản xuất khai hoang phục hóa cho sản xuất phát triển.

Đặc biệt từ năm 1948 ở làng Văn Yên có 10 hộ tự nguyện công hữu hóa ruộng đất  trâu bò, thành lập HTX sản xuất nông nghiệp đầu tiên, đã xây dựng làm tập thể trong một năm, nhưng chỉ tồn tại 1 năm do chưa có chủ trương chung, HT đã tự giải tán (do các ông: Mai Lánh, Nguyễn Bính, Nguyễn Đàm làm cán bộ HTX).

Mô hình tổ đổi công được XD và phát triển cao hơn. Với sức mạnh của toàn xã đã huy động nhân dân, đắp các con đê bao quanh từ Hạ Trung đến Qúy Hòa dài 3km, bảo vệ dân cư và mùa màng.

Đắp đê bao quanh từ làng Đòng nại đến làng Văn Yên. Từ Văn yên đến Hà Trung, từ Quý Hòa lên Đập Cụ dài 4km, đảm bảo trên 150 ha đất nông nghiệp, thường xuyên bị triều cường ngập lụt do con hói từ Tiểu láng thông ra đại láng. Ngày nay đã trở thành cánh đồng nuôi trồng thủy sản và phía ngoài là đồng muối đại láng.

Ngoài những tuyến đê đập chính nhân dân còn xây dựng đê đập ở các vùng như: Đập Thầy, đập Bà Loan, đập Cố Xướng, đập Mậu Khỉ, đập cố Sen, cố Thọ, đê đập đã chiếm phần lớn công sức và thời gian của nhân dân ta.

2. Phong trào xây dựng HTX:

Năm 1958-1959 chủ trương của Đảng vận động XD HTX sản xuất nông nghiệp đưa bà con nông dân vào làm ăn  tập thể đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp. Với tinh thần tự nguyện vào HTX tại làng Văn Yên (xóm 6) tổ chức HTX đầu tiên sớm nhất trong toàn huyện. Năm 1958 có 29 hộ do đ/c Mai Lánh làm bí thư kiêm chủ nhiệm.

Đ/c:Nguyễn Bích làm phó chủ nhiệm

Đ/c: Lê Tín Nhiệm làm kế toán

Đến năm 1959 HTX xóm 6 ở làng Văn Yên đủ điều kiện XD HTX cấp cao do đ/c Nguyễn Phụ Bí thư kiên Chủ nhiệm.

Đ/c: Lê Văn Khương làm phó chủ nhiệm

Đ/c: Lê Tín Nhiệm làm kế toán

Có tổng số 59 hộ - HTX đã tổ chức sản xuất tập thể nổi trội là con chim đầu đàn là mô hình nhân ra trong toàn huyện.

*Năm 1960 HTX ở xóm 7 được thành lập

Do đ/c: tô Sàn làm chủ nhiệm

Đ/c: Tô Nhoan làm phó chủ nhiệm

Đ/c: Tô Ngọc Toản làm kế toán

Tổng số 48 hộ

Năm 1961 XD 3 HTX ở làng Quý Hòa

*Xóm Thượng: SX nông nghiệp

Đ/c: Nguyễn Nhiệm làm chủ nhiệm

Đ/c: Mai Én làm phó chủ nhiệm

Ông: Trần Vệ làm kế toán

*Xóm Trung: HTX Sx muối

Do ông Trần Hựu làm chủ nhiệm

Đ/c: Mai Én làm phó chủ nhiệm

Ông: Nguyễn Nuôi làm kế toán

*Xóm Hạ: HTX ngư nghiệp

Do ông Trần Nhàn (Bựu) làm chủ nhiệm

Ông Trần Bình(Đài) làm phó chủ nhiệm

Ông Nguyễn Khang làm kế toán

Trong năm 1962:

HTX Tám Hạ được thành lập

Do ông Nguyễn Phượng (Quý) làm chủ nhiệm

Ông Nguyễn Hòa làm phó chủ nhiệm

Ông Nguyễn Điểm làm kế toán

Sau đó sát nhập với xóm Tám Thượng lấy tên là HTX Trung Hải-Do chi bộ Trung Hải lãnh đạo. Công tác lãnh đạo của chi bộ từng thôn được kiện toàn cũng cố thường xuyên- phát huy các phong trào đoàn thể quần chúng. Đội ngũ đảng viên được phát triển thêm ngày càng đông, đảm bảo số lượng và chất lượng trong lãnh đạo, phong trào tốt trên các mặt, các tổ chức quần chúng được XD mạnh mẽ và tổ chức hoạt động có hiệu quả trong các phong trào ở từng thôn xóm.

Đến năm 1964 - 1965

HTX xóm 10 được hình thành

Do ông Tô Nhoan làm chủ nhiệm

Ông Trần Ninh làm kế toán

Do chi bộ xóm 7 lãnh đạo

3.Khai hoang đồng muối:

Năm 1964 theo chủ trương của Đảng

Phong trào khai hoang đồng muối-“Lấn biển, lấp sông dựng cơ đồ”. Đồng muối Đại Láng được xây dựng với diện tích trên 90 ha. Sản lượng hàng năm từ 9-11 ngàn tấn. Đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, theo chủ trương của Đảng 170 hộ nhân dân, cán bộ đảng viên xã Kỳ Châu rời xa trung tâm phố chợ về sản xuất muối, HTX lấy tên là Châu Thanh sau đổi lại HTX Hải Thanh.

Do đ/c Hồ Hưu làm Bí thư chi bộ

Đ/c Nguyễn Luận làm chủ nhiệm

Ông: Nguyễn Bá Dinh làm phó chủ nhiệm

Ông Hoàng Đình Vinh làm kế toán

Kế hoạch sản xuất và đời sống gắn liền sản phẩm do nhà nước quản lý, lương thực do chế độ bao cấp, đời sống kinh tế ổn định nhân dân phấn khởi sản xuất.

Năm 1966 theo chủ trương của huyện Đảng bộ nhập HTX nhỏ thành quy mô lớn. 3 HTX của Quý Hòa nhập lại lấy tên là Hòa Hải cùng với HTX hải Thanh chuyển về sản xuất muối. HTX Hòa Hải có chiều hướng mở rộng sản xuất nghề biển lồng khơi câu, cài lưới phát triển khá mạnh.

Do đ/c: Nguyễn Sây làm bí thư kiêm chủ nhiệm

Đ/c: Mai Nhân, Trần Khơ làm phó chủ nhiệm

Ông: Trần Vệ- Nguyễn Khang làm kế toán

Từ năm 1966 – 1975 các HTX xóm 6, 7, 10 nhập lại lấy tên HTX Đông Hải

Do đ/c: Nguyễn Trọng Khiêm làm bí thư chi bộ

Đ/c: Nguyễn Thọ làm chủ nhiệm

Đ/c: Phan Công Mân, Lê Văn Khương phó chủ nhiệm

Ông: Nguyễn Đình Thi làm kế toán

Đến năm 1968 nhân dân Thạch Bắc cư trú ở Kỳ Phong theo quyết định của huyện đã chuyển về 17 hộ làm muối tổ chức thành HTX lấy tên là HTX Tân Bắc.

Do ông: Nguyễn Huân làm chủ nhiệm

Ông: Nguyễn Hinh làm phó chủ nhiệm

Ông Ngô Đức Nghĩa làm kế toán

Sau đó sát nhập HTX Tám Hạ thành hợp tác SX muối có nông nghiệp là nghề phụ.

Từ năm 1969- 1976 các HTX tổ chức SX muối theo mục tiêu của nhà nước giao.

Về nông nghiệp cơ cấu thêm giống mới đầu tư thâm canh đưa năng suất lên cao đảm bảo đời sống. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cải thiện thêm đời sống nhân dân.

Về nghề muối đi vào khoán quản hợp đồng hai chiều với nhà nước, đảm bảo về việc làm cho người lao động, chế độ lương thục theo hợp đồng 2 chiều trong thời kỳ bao cấp.

Về nghề ngư phát triển thêm nhiều thuyền gắn máy, phát triển nghề khơi, lưới rê, mành, vây vó. Cũng cố nghề lộng, sông bãi, đăng đáy, đó nò. Đời sống ngày một ổn định, đường sá giao thông cầu cống đê đập được xây dựng, nhân dân ổn định XD đời sống ngày một nâng lên.

III. VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI - AN NINH QUỐC PHÒNG

Từ sau những năm phong trào bình dân học vụ các trường học dược mở tại xã, gọi là trường cấp 1,2 Kỳ Hải phần lớn con em Kỳ Hà đã theo học hằng năm có từ 60-80 em học sinh. Năm sau cao hơn năm trước.

Từ năm 1961- 1965 đã có trên 20 chục em học cấp 3

Đến năm 1970- 1975 có nhiều sinh viên trung cấp, cao đẳng, đại học, trường học lúc này mở thêm gọi là trường Kỳ Hải 2. Lực lượng học sinh ngày một gia tăng, các kỳ thi đã trúng tuyển vào các nghề trung cấp, sư phạm, trung cấp y, chăn nuôi trồng trọt…Nhiều con em đã trưởng thành đỗ đạt trong học tập, trở thành các cán bộ kỷ sư, bác sỹ và trong các lực lượng quân đội, công an nhân dân.

+ Văn hóa phát triển đời sóng kinh tế ổn định:

Các HTX thi đua phát triển sản xuất. HTX Diêm Hải du nhập thêm các nghề mở ra nhiều mô hình làm ăn mới, giải quyết lao động nhàn rỗi sau vụ muối và nông nhàn như: Tổ chức chăn nuôi lợn tập thể, nuôi cá ở hồ tiểu láng trên, nuôi rau câu ở hồ tiểu láng dưới. Đan mây tre xuất khẩu, xây dựng lò vôi tập trung. Làm vôi sò, vôi đá san hô. Tiến tới XD lò liên hoàn mua tàu VS để vận tải hàng hóa, than đá phục vụ lò vôi…Một thời thử nghiệm nhiều mô hình song do cơ chế thay đổi chưa có mô hình nào được tồn tại lâu bền đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý kinh tế và xã hội.

Đến năm 1973 các HTX Kỳ Hà chuyển hoàn toàn sang muối theo chủ trương của Đảng là một bước mới mẻ trong nhân dân. Đời sống kinh tế xã hội trước những khó khăn thử thách mới.

 

 

 

 

 

 

Chương IV:

 

 

KỲ HÀ TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1965 – 1975

I. TỔ CHỨC XD LỰC LƯỢNG SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU:

1. Tổ chức LL chuyển mọi hoạt động của nhân dân sang thời chiến.

 

Tháng 02 năm 1965 giắc Mỹ thua đau trên các chiến trường đã đưa máy bay ra bắn phá miền Bắc. Mọi hoạt động của nhân dân chuyển sangthowif chiến, khẩu hiệu thi đua mỗi người làm việc bằng 2 vì miền nam ruột thịt.

Thực hiện lời Bác Hồ chiến tranh có thể kéo dài 10 năm hoặc 20 năm… ta nhất định thắng lợi Xd đàng hoàng to đẹp hơn, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ là ý nguyện của toàn dân tộc. Không có gì quý hơn độc lập tự do nhân dân ta đã dồn sức người, sức của vì miền nam đánh to thắng lớn, thực hiện mục tiêu giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng tổ chức lực lượng tuần tra canh gác vùng cửa Lạch từ Mũi Dung vào tận Lạch Khẩu tổ chức cho nhân dân và các lực lượng vớt hàng lương thực do Trung Quốc viện trợ thả từ biển trôi vào. Về địa phương cất dấu để chuyển vào các chiến trường. Tổ chức lực lượng dân quân, du kích truy lùng ở núi Cao Vọng để phát hiện biệt kích địch phong tỏa.

- Tổ chức LL tham gia bắt vụ biệt kích 7 tên do Lê Khoái cầm đầu tại Đèo Con ở Kỳ Phương (29/12/1962) giữ vững an ninh chính trị an toàn xã hội.

Cụ thể: Vụ oanh tạc của máy bay Mỹ từ năm 1965-1972.

Năm 1965 ở Hải Thanh chết 3 người, sập 01 nhà- Hòa Hải chết Linh Mục Lộc, sập 03 nhà.

Năm 1966 ở Hòa Hải chết 4 người, ở phòng muối cháy 02 kho, ở Hải Thanh chết 2 người.

Năm 1968 ở xóm 6 và Hải Thanh chết 2 người và cháy 8 nhà, Hòa Hải chết 12 người, cháy và sập 3 nhà.

Năm 1972 máy bay địch đánh từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng ở Hòa Hải sập và cháy 125 nhà và chết 6 người.

Tổng hợp các thiệt hại  từ năm 1965 - 1972 đánh vào trong thôn xóm 8 vụ  và hàng chục vụ rải rác ở ngoài đồng ruộng và sông biển làm chết 56 người, bị thương 3 người, nhà cữa bị cháy sập 140 ngôi nhà, trâu bò bị chết 02 con, những người dũng cảm cứu chữa trong bom đạn, cứu dân ở các hộ cháy.

1. Ông: Lê Thanh Giản

2. Ông: Trần Tuần

3. Bà: Lê Thị Cược

4. Bà: Nguyễn Thị Hòa

Đặc biệt trong đó đ/c Trần Tuần đã anh dũng hy sinh trong lúc chữa cháy cứu dân.

Trong cuộc chiến đánh phá miền Bắc máy bay giắc Mỹ đã trút hàng chục tấn bom đạn, trên vùng đất có hàng trăm quả bom chậm, bom từ trường, ngư lôi phong tỏa cửa khẩu, sông vịnh, sông trí và trên các khu dân cư từ Hòa Hải, Đồng Nại, Diêm Hải, Hải Thanh và kho muối. Nhằm ngăn chặn đường vận chuyển nơi tập trung lương thực hàng hóa để tiếp tế sức người sức của cho tuyền tuyến miền nam.

Trong mưa bom bảo đạn nhân dân Kỳ Hà đã vận chuyển hàng ngàn tấn gạo từ cửa khẩu về nhà dân là nơi làm kho tiếp vận của chiến trường miền nam, tổ chức 1 đại đội dân quân đơn vị Châu Thanh do huyện điều động, vận chuyển gạo từ Chùa Dền lên bãi tập kết ở bãi cầu trí để chuyển vào chiến trường miền nam.

2. Các lực lượng tham gia đánh địch đảm bảo giao thông:

Tổ chức các tiểu đội dân quân thành các khẩu đội 12,7ly và trung liên kết hợp với đại đội của Nguyễn Viết Xuân đánh trả máy bay địch bảo vệ các mục tiêu quan trọng ở cầu Cao, cửa Lạch Khẩu và các vị trí tập kết hàng hóa, lương thực, đạn dược.

- Tổ chức đội phá bom mìn ở các trục đường giao thông trong nông thôn và ở cữa Lạch Khẩu đảm bảo giao thông vận tải, chuyển hàng hóa an toàn. Những người tiêu biểu dũng cảm trong đội phá bom mìn như: Bà Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Hòa ở xóm 6 - ông Võ Phứng, Nguyễn Sáu ở xóm 7- Ông Trần Kiên, Trần Lậm, Mai Nhâm, Nguyễn Nam ở xóm 9. Đặc biệt đồng chí Nguyễn Sáu trong lúc làm nhiệm vụ đã anh dũng hy sinh. Kết quả sự đóng góp của các lực lượng đã góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo giao thông an toàn trong vận chuyển cất dấu hàng hóa, phục vụ tiền tuyến miền nam. LL dân quân và công an tuần tra ở núi Cao Vọng đã theo dõi phát hiện tung tích hoạt động của một tổ chức phản động lấy tên là “Hội dân lập giải phóng” có 16 tên trong đó có một số phần tử ở Kỳ Hà. Qua khai thác hồ sơ vụ án kết thúc vào tháng 5/1972 đã bắt các đối tượng đưa ra xét xử năm 1973 mức án từ 4 đến 8 năm tù giam, số còn lại tập trung cải tạo giáo dục.

* Công tác an ninh chính trị trật tự an toàn ổn định.

Trong giai đoàn  này từ 1973 - 1977 đ/c Lê Thanh Giản làm bí thư đảng ủy, đ/c Hoàng Thiên làm chủ tịch UBND xã Kỳ Hải. Mặt trận SX nông nghiệp, SX muối được phát huy dưới làn máy bay địch thường xuyên trên bầu trời, để chủ động phòng tránh cho nhân dân mỗi xóm tổ chức đội trực phòng không do các cụ phụ lão đảm nhiệm. Khi có máy bay địch xuất hiện, đánh kẻng báo động cho nhân dân ẩn nấp, tránh máy bay địch oanh tạc, các em học sinh học tập sơ tán trong các nhà hầm. Trên đường đi học phải đội mũ rơm để tránh mảnh pháo đạn phòng không. Về nghề biển bị ngăn chặn rào đón ở cửa khẩu. Để đảm bảo sản xuất LL dân quân đã dũng cảm vượt qua bãi bom chậm ngư lôi, không khuất phục trước sự tàn phá khốc liệt của đế quốc Mỹ, đưa ngư dân vào vũng áng sản xuất dành thắng lợi.

II. NHỮNG THÀNH TÍCH TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ ĐẾN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC.

Trong 2 cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc xã Kỳ Hà có 400 con em gia nhập quân đội và công an, tham gia trong các quân binh chủng đã có nhiều đồng chí trưởng thành là cán bộ trung, cao cấp trong quân đội như đại tá Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Trọng Bính, Tô Đình Hộ, Tô Lậm, Nguyễn Đức Huynh, Nguyễn Văn Thiều và nhiều đ/c khác nay đã được về nghỉ, vẫn nêu tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ sáng mãi và nhiều con em đang trưởng thành trong quân đội nối gót cha anh, cha trước con sau, anh trước em sau, tiếp bước tô thêm truyền thông quê hương anh hùng. Có những gia đình có 02 con đều là liệt sỹ như: bà Nguyễn Thị Hân, ông Mai Lánh, Bà Lê Thị Kích, ông Nguyễn Huấn, Bà Nguyễn Nhèn, Bà Ngô Thị Đang, nhiều gia đình có 405 người con trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường như gia đình ông Nguyễn Ất, Ông Nguyễn Tâm, ông Nguyễn Cao Vọng… lực lượng dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong gần 200 người tham gia trên khắp các mặt trận.

Lịch sử ghi nhận công lao to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta và 67 liệt sỹ, 50 thương binh bệnh binh.

DANH SÁCH CÁC LIỆT SỸ TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN

 

TT

Họ và tên

TT

Họ và tên

LIỆT SỸ CHỐNG PHÁP

1

Nguyễn Thế Vịnh

5

Nguyễn Trinh Phát

2

Nguyễn Xuân Tình

6

Trần Hưng

3

Võ Hản

7

Trần Ninh

4

Mai Thịnh

 

 

LIỆT SỸ CHỐNG MỸ

1

Nguyễn Khắc Điệp

31

Hà Ngọc Văn

2

Trần Quốc Cừ

32

Nguyễn Thiệp

3

Lê Văn Lợi

33

Trần Viện

4

Nguyễn Hồng Khoan

34

Trần Đình Nuôi

5

Nguyễn Hữu Mánh

35

Trần Văn Nuôi

6

Nguyễn Ngọc Diên

36

Nguyễn Mạnh Tường

7

Nguyễn Tiến Niềm

37

Nguyễn Lạng

8

Nguyễn Sô

38

Lai Văn Thọ

9

Mai Tặng

39

Nguyễn Văn Phúc

10

Nguyễn Xuân Điều

40

Phạm Ngọc Thuyết

11

Phan Công Quyền

41

Lê Thành Phố

12

Phan Công Miên

42

Nguyễn Văn Tuấn

13

Nguyễn Đức Thuận

43

Nguyễn Văn Nhâm

14

Nguyễn Tiến Nhụ

44

Nguyễn Văn Thuyết

15

Tô Đình Nghĩa

45

Nguyễn Trinh Đăng

16

Phan Công Bường

46

Nguyễn Tường

17

Nguyễn Tiến Trạch

47

Ông Văn Tường

18

Nguyễn Sáu

48

Nguyễn Văn Bé

19

Tô Ngọc Tuyên

49

Sử Hữu Thái

20

Vũ Xuân Bảo

50

Lê Hanh

21

Nguyễn Huy Hoàng

51

Tô Ngọc Hiêng

22

Nguyễn Đức Dục

52

Nguyễn Thiềm

23

Võ Văn Đống

53

Nguyễn Xuân Đề

24

Phan Thái Hùng

54

Nguyễn Mạnh Phùng

25

Nguyễn Khang

55

Ngô Đức Mậu

26

Nguyễn Xuân

56

Nguyễn Lịnh

27

Trần Tuần (Duẫn)

57

Nguyễn Thị Phùng

28

Tô Ngọc Danh

58

Võ Thị Ba

29

Nguyễn Đình Thu

59

Nguyễn Văn Chương

30

Nguyễn Tiến Khai

60

Nguyễn Vinh

Sự đóng góp của các chiến sỹ, 50 đ/c thương bệnh binh và trên 200 cán bộ chiến sỹ là con em xã nhà được Nhà nước tặng thưởng huân huy chương các loại, Đảng ta, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc. Anh em thương binh và các gia đình chính sách, gia đình cách mạng đã đóng góp xương máu cho sự nghiệp cách mạng bảo vệ Tổ quốc làm rạng rỡ truyền thống đất nước quê hương.

 

Chương V

CÙNG VỚI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT TIẾN LÊN CNXH, TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG.

I/ TỪNG BƯỚC ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Năm 1976 - 1986 sự nghiệp giải phóng dân tộc, đất nước thống nhất đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lúc bấy giờ có một số tỉnh thống nhất (trong đó có Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất lấy tên là tỉnh Nghệ Tĩnh).

Phạm vi ở xã do đặc điểm nghề nghiệp sản xuất, đời sống nhân dân 2 vùng đến năm 1977 xã Kỳ Hà được chia tách ra từ Kỳ Hải. Đảng bộ xã Kỳ Hà có 67 đảng viên, do đồng chí Lê Thanh Giản làm bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Hích làm chủ tịch UBND xã. BCH Đảng ủy xã có 10 đồng chí:

 

  1. DANH SÁCH BCH ĐẢNG ỦY XÃ KỲ HÀ KHÓA I

 

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

Lê Thanh Giản

Bí thư Đảng ủy xã

2

Nguyễn Hích

Chủ tịch UBND xã

3

Mai Xuân Tộ

Phó Chủ tịch UBND nội chính

4

Vó Văn Lương

Trực đảng

5

Võ Quốc Hoàn

Trực UBND xã

6

Lê Văn Thược

Xã đội trưởng

7

Thái Trọng Mạnh

Bí thư Đoàn xã

8

Tô Thị Sây

Bí thư Phụ nữ xã

9

Nguyễn Phường

Bí thư chi bộ Diêm Hải

10

Nguyễn Hường

Bí thư chi bộ Hòa Hải

 

  1. DANH SÁCH HĐND XÃ KỲ HÀ KHÓA I

 

TT

Họ và tên

TT

Họ và tên

1

Mai Xuân Tộ

14

Thái Trọng Mạnh

2

Nguyễn Đình Thi

15

Nguyễn Hích

3

Lê Văn Khương

16

Tô Thị Sây

4

Lê Văn Thược

17

Tô Thị Nguyên

5

Nguyễn Trọng Đà

18

Vó Quốc Hoàn

6

Nguyễn Luận

19

Nguyễn Đức Khuyn

7

Nguyễn Bình Trọng

20

Trần Đình Vượng

8

Lê Thị Kế

21

Nguyễn Hường

9

Hồ Thị Ái

22

Trần Minh Đài

10

Lê Thị Đức

23

Mai Xuân Én

11

Nguyễn Thái Điểu

24

Nguyễn Niềm

12

Nguyễn Kỹ

25

Mai Xuân Diệm

13

Ngô Đức Nghĩa

26

Trần Thị Huê

Sau khi chia tách hệ thống tổ chức đoàn thể được kiện toàn đủ điều kiện lãnh đạo phong trào quần chúng phát triển.

Mọi CSVC đều làm lại từ đầu, trụ sở làm việc tạm thời mượn nhà dân.Trường học, trạm y tế đều chưa có, tình hình an ninh chính trị, TTATXH là một địa bàn chính trị phức tạp, thiên tai liên tục uy hiếp, hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thời kỳ từ 1977-1986 kinh tế xã hội Kỳ Hà chậm phát triển, 75% số hộ thuộc diện đói nghèo theo phương hướng nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã hợp nhất các đơn vị HTX nhỏ lại thành cơ sở lớn, cụ thể HTX Đông Hải, Hải Tanh, Tám Hạ, Tân Bắc thành 1 HTX lấy tên là HTX Diêm Hải do:

- Đ/c Nguyễn Phụ làm bí thư chi bộ

- Đ/c Lê Văn Thược làm chủ nhiệm

- Đ/c Nguyễn Luận phó chủ nhiệm

- Đ/c Nguyễn Văn Thửa phó chủ nhiệm tài vụ

- Ông Nguyễn Văn Nuôi làm kế toán trưởng

- Ông Nguyễn Tiến Biền làm kế toán phó.

Nghề nghiệp của HTX là Nông, Ngư, Diêm kết hợp

HTX Hòa Hải do đ/c Nguyễn Hường bí thư kiêm chủ nhiệm

- Đ/c Mai Én - Trần Khơ làm phó chủ nhiệm

- Đ/c Nguyễn Minh làm tài vụ

- Ông Nguyễn Nuôi làm kế toán

* Phương hướng kế hoạch về đời sống:

Khắc phục khó khăn ổn định tình hình kinh tế xã hội thực hiện các mục tiêu về sản xuất.

- Tập trung sản xuất 70 ha diện tích muối, phấn đấu đạt từ 7.500 - 8.000 tấn muối.

- Mở rộng  nghề biển, đầu tư các nghề câu lưới gồm rê lưới, mành đáy, vó, tăng thu nhập nghề biển.

- Nông nghiệp chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi 300 con trâu bò cày kéo và sinh sản, động viên nhân dân sản xuất đạt thu nhập 200 tấn lương thực trên diện tích đất nông nghiệp.

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu hàng hóa, đưa một số diện tích ao đầm vào trồng thủy sản như: Cá, tôm, rau câu.

          - Đánh bắt và chế biến hải sản

- Mở mang phát triển nghề khai thác đá vôi, hàu sò, san hô, xây dựng các lò vôi phục vụ kịp thời cho sản xuất nghề muối.

- Nghề dịch vụ phát triển xay xát, mộc, nề.

- Các cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng

- Trường Tiểu học, THCS Kỳ Hà đảm bảo 1.500 học sinh học tập, có nhà nội trú cho thầy cô giáo đảm bảo nhu cầu học tập cho con em.

- Trạm y tế có 8 dường bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh kịp thời.

- Trụ sở xã, hội quán thôn được xây dựng đủ điều kiện ổn định điều kiện làm việc.

- Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp, tạo điều kiện trong sinh hoạt và sản xuất, cuối năm 1982 chủ trương của Đảng bộ Kỳ Hà chia tách HTX Diêm Hải ra theo từng khu vực dân cư thành 4 HTX đó là:

* HTX Nam Hà (Xóm 6 và Hải Thanh)

- Do ông Lê Quang Chức làm bí thư chi bộ

- Ông Lê Văn Thược làm chủ nhiệm

* HTX Đông Hà (gồm xóm 7 và xóm 10)

- Ông Võ Hòe làm bí thư chi bộ

- Ông Nguyễn Thái Điểu làm chủ nhiệm

* HTX Tây Hà (Gồm xóm 8 và Tân Bắc)

- Ông Nguyễn Liêm làm bí thư chi bộ

- Ông Nguyễn Điểm làm chủ nhiệm

* HTX Hòa Hải đổi tên là HTX Bắc Hà

- Ông Nguyễn Hường làm bí thư kiêm chủ nhiệm

- Ông Mai Én làm phó chủ nhiệm

Từ năm 1977 - 1981 trong xã tồn tại 2 HTX Diêm Hải và Hòa Hải, từ 1982 về sau là 4 HTX có tên Nam Hà, Đông Hà, Tây Hà, Bắc Hà ra đời từ đó, thời kỳ này do:

- Ông Lê Thanh Giản làm bí thư Đảng ủy

- Ông Mai Xuân Tộ làm Chủ tịch UBND xã

Đời sống nhân dân chủ yếu làm nghề muối, nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi là nghề phụ, sau khi chia tách các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét, hộ đói nghèo giảm dần từ 75% năm 1977, nay còn 25% năm 1997. Hộ làm ăn khá giả tăng dần trên 80% số hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, nghề biển phát triển mạnh, có 40% số hộ có thuyền lưới máy chài, mở rộng phạm vi đánh bắt khai thác hải sản.

Đặc biệt đến năm 1986-1987 thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ chế kinh tế của Đảng của Nhà nước từ tập trung giai cấp chuyển sang giai đoạn hạch toán kinh doanh, nghề muối bước sang giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước tình hình đời sống của xã, nghề muối là chính, do nhà nước bao cấp về lương thực chuyển sang giai đoạn hạch toán kinh doanh nhân dân sản xuất tự sản tự tiêu, chưa ăn nhập với kinh tế thị trường, đời sống nhân dân gặp khó khăn thử thách lớn, một bộ phận nhân dân hoang mang dao động bỏ nghề muối đi xây dựng kinh tế mới ở miền nam trên 200 hộ. Trước tình hình đó, Đảng bộ kịp thời đề ra Nghị quyết lãnh đạo nhân dân ổn định sản xuất tiếp tục xây dựng phát triển để vượt qua khó khăn.

Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi xây dựng kinh tế mới ở miền nam và các nơi khác. Từng bước ổn định tiếp tục mới với chủ trương của Đảng.

II.TỪ 1987 - 2001:

Do tác động của tình hình cách mạng, thế giới có những biến động sâu sắc bởi các nước XHCN Liên Xô tan rã, các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, không khí cán bộ đảng viên và nhân dân ta, nỗi lo lắng trăn trở cùng với tình hình kinh tế trong nước bị khủng hoảng, đế quốc Mỹ bao vây cấm vận, nước bạn láng giềng chưa bình thường hóa quan hệ, niềm tin trong nhân dân có chiều hướng giảm sút. Kỳ Hà thời điểm 1987-1989 đã có 3 cơn bão đổ bộ vào khu vực dân cư, đê điều tan hoang. Trước nguy cơ nghề nghiệp đồng muối bị bão cát lấn lấp, các hệ thống đê điều, cống xá trôi lỡ có nơi thành vực thẳm. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND huyện Kỳ Anh được OCFAM Anh tài trợ, tuyến đê được thi công  từ năm 1989- 1991, nhân dân ta tích cực tham gia xây dựng đê điều để bảo vệ chính bản thân mình, được nhà nước và hội từ thiện tài trợ một công trình đê vứng chắc làm cho tình hình dân cư ổn định và phát triển.

Đê Hà, Hải, Thư dài 16 km, trong đó Kỳ Hà có 6 km, niềm vui sướng lộ rộ trên gương mặt mọi người dân khi có được con đê này, nghề muối lại được phát triển, dân số có 800 hộ và trên 4000 nhân khẩu sinh sống trên đồng muối đại láng. Hàng trăm ha diện tích đất nông nghiệp và ao hồ nuôi trồng thủy sản phát triển.

Đảng bộ và nhân dân đã đầu tư gần 700 triệu đồng xây dựng đường điện đã mở ra một thời kỳ mới như: Xây xát, hàn xì, nghề mộc, cưa xẻ gỗ ngày càng phát triển, sản xuất hàng hóa được chú trọng, mặt hàng đồ dùng dân dụng bằng gỗ, tôn, sắt thép, nhôm kính đã trang trong nội thất ngày càng được khang trang hơn, có giá trị kinh tế cao, được nhân dân ưa chuộng.

Năm 1996 xóm 10 tách ra thành HTX Hải Hà, nghề khơi phát triển mạnh, đóng mới thêm các tàu thuyền hoạt động xa bờ. Khai thác hàng tháng trên biển, có thu nhập cao. Mỗi lao động hàng năm từ 20 triệu - 30 triệu đồng. Riêng các chủ tàu thu hoạch từ 60 triệu - 80 triệu đồng.

Cùng với việc phát triển KT-XH đảng bộ và nhân dân luôn quan tâm chăm sóc công tác XH, phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện được nhân dân ta hưởng ứng tích cực, vận động quyên góp hàng chục triệu đồng xây nhà tình nghĩa, XD nhà bia tưởng niệm liệt sỹ, mua hàng chục sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, thân nhân liệt sỹ và anh em thương binh. Giải quyết cho 42 trường hợp già cả, tàn tật, mồ côi cô đơn không nơi nương tựa được chăm sóc nuôi dưỡng trợ cấp khó khăn có cuộc sống ổn định.

Sự nghiệp đổi mới của đảng ta đã tạo ra cho xã nhà những bước phát trieenrtreen tất cả các lĩnh vực KTXH - ANQP. Nhưng đến thời điểm 1999- 2001 Kỳ Hà đang là một xã nghèo. CSVC còn thiếu thốn, nông nghiệp chỉ độc canh, độc vụ sản xuất tự cung tự cấp. Năng lực đánh bắt hải sản còn hạn chế, nghề muối chưa thật ổn định, giá cả bấp bênh, thời tiết thất thường, lao động dư thừa không có việc làm, trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ phát triển dân số cao, sự đe dọa của thiên tai chưa lường hết, năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh những khó khăn, Kỳ Hà có những thuận lợi cơ bản về tiềm năng lợi thế để phát triển, có sông ngòi và cửa biển, có nhiều loại hải sản, đặc sản có giá trị kinh tế cao, diện tích ao hồ mặt nước có hàng trăm ha thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản phát triển, có đồng muối đại láng 70 ha với khả năng sản xuất từ 9.000-1 vạn tấn, CSVC đê điều đảm bảo ngăn mặn và chống bảo lũ. Điện đường, trường trạm và giao thông thủy lợi tạo đà cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

III. ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN KỲ HÀ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TỪ 2001 - 2005

* Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2001 - 2005 đề ra các mục tiêu phấn đấu.

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng: làm đường nhựa

- Xây kênh mương bê tông đưa nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cấp trụ sở làm việc 2 tầng

- XD trạm xá và trường học cao tầng

- Chủ trương của Đảng bộ quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Kỳ Hà với tinh thần giám nghĩ giám làm đã thực hiện thắng lợi mục tiêu trên.

Giai đoạn này đ/c Trần Xuân Minh làm bí thư Đảng ủy

Đ/c Nguyễn Bình Trọng chủ tịch UBND xã

Về đảng được củng cố kiện toàn hàng năm đối với các chi bộ thôn, cuối năm 2003 khôi phục chi bộ Tây Hà.

Thôn Nam Hà chia cắt thành 2 thôn đó là Nam Hà 1 và Nam Hà 2.

Toàn thể cán bộ đảng viên được học tập nâng cao trình độ chính trị về mọi mặt, thông qua các nghị quyết của đảng. Quy chế dân chủ được thực hiện có hiệu quả trong nông thôn. Năm 2004 cả xã có 6 thôn, có 5/6 chi bộ thôn, 2 chi bộ trường họcđã thi đua thực hiện thắng lợi các chủ trương nghị quyết của đảng.

Các chỉ tiêu về kinh tế xã hội an ninh quốc phòng đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.

- Về nông nghiệp đã cơ cấu đầu tư phù hợp cây giống, con giống tạo ra năng suất cao. Bình quân mỗi sào trên 200kg thóc, cơ cấu thêm vụ hè thu đưa được các cây giống đậu, dưa, vừng tạo ra hướng sản xuất thâm canh có hiệu quả kinh tế cao được nhân dân đồng tình.

 Đảng bộ và nhân dân Kỳ Hà tiếp tục khai thác tiềm năng trên đất đai và sông biển do thiên nhiên ban tặng để tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, vươn dậy xóa bỏ nghèo nàn. XD đời sống giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống kiên cường trong chiến đấu cần cù trong lao động, chịu khó năng động sáng tạo trong sản xuất. Với bản chất chất phác giản dị trong mỗi con người sống hòa đồng lương giáo thủy chung, luôn tin tưởng và thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng đã góp phần to lớn trong những năm qua. Ngoài ra còn mở mang các ngành theo đường lối đổi mới của Đảng, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, lao động vào nam làm ăn, mở rộng nghề biển thêm nhiều tàu đánh bắt xa bờ, thu hút hàng trăm lao động có việc làm ổn định, có thu nhập cao. Có những hộ có hàng trăm triệu đồng trong năm .

*Kết quả về mức sống bình quan toàn xã đến năm 2004.

Tổng số hộ:           1.039 hộ       - 4.760 người

TT

Danh mục

Đơn vị

Thành tiền

1

Tổng thu trong năm 2004:

 

                7.500.000000

2

Bình quân hộ

10 triệu/ năm

 

3

Bình quân khẩu

Gần 3 triệu

 

4

Tài sản gia đình

 

 

5

Nhà kiên cố

489 cái

 

6

Nhà cao tầng

12

 

7

Ti vi

759

 

8

Xe máy

434

 

9

Công nông

33

 

10

Thuyền lộng

38

 

11

Thuyền khơi

85

 

12

Trâu bò

288

 

13

Hộ giàu

48

 

14

Hộ nghèo

83

 

*Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Từ năm 1994 đến nay:

1. Đường điện: 700.000.000đ, 100% dân số dùng điện

2. Đường nhựa: 2,5 km, trị giá 630.000.000đ

Nâng cấp giao thông 5km; xây dựng 2km bê tông trị giá 360.000.000đ. Hệ thống giao thông nông thôn: 6/6 thôn đường ô tô vào vận chuyển thuận lợi. XD bia tưởng niệm trị giá 145.000.000đ. XD 2 trường cao tầng 16 phòng học trị giá 1.500.000.000đ. XD trường học cấp 4: 8 phòng 200.000.000đ

Trạm y tế xã + nước sạch: 330.000.000đ

Nâng cấp 5 hội quán, 5 nhà trẻ, mẫu giáo ở các thôn

Tổng số đầu tư xây dựng: 4.375.000.000đ.

Trong đó nhà nước hỗ trợ: 2.270.000.000đ

Còn lại ngân sách xã và nhân dân đóng góp: 2.105.000.000đ

*Về văn hóa xã hội

Hệ thống giáo dục từ mầm non đến THCS nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện. Nhà trẻ mẫu giáo có 8 lớp có 210 cháu.

Học sinh tiểu học: 730 em.

Học sinh THCS 409 em

 Có hàng trăm em có trình độ cấp 3 và hàng chục người có trình độ đại học và sau đại học.

Về trạm y tế: trạm y tế tạm đủ tiện nghi, thiết bị điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân ngăn ngừa phòng dịch trở nên nề nếp. Thường xuyên tuyên truyền về nếp sống văn hóa, xã trên đà xây dựng các làng văn hóa, các thôn đều có đội văn nghệ, đội bóng đá, đội bóng chuyền trong các  tổ chức đoàn thể quần chúng.

Chính sách người có công được thực hiện đúng đắn kịp thời, tiếp tục giải quyết chính sách người có công trong các đợt bổ sung.

- Tặng một nhà tình nghĩa cho mệ liệt sỹ trị giá 12.000.000đ, tặng 45 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các thân nhân liệt sỹ và thương binh, bệnh binh trị giá từ 100 - 200.000đ mỗi sổ. Thực hiện chủ trương xóa tranh tre dột nát cho 8 hộ, phấn đấu hạ tỷ lệ nghèo đến nay 8,7% so với năm 1997 là 25%.

* Về công tác Đảng: Đảng bộ có 5/6 chi bộ thôn và 2 chi bộ trường học.

Từ tháng 2 năm 1947 có 8 đảng viên đến năm 1950 có 48 đảng viên đến thành lập xã năm 1977 có 67 đảng viên. Đến nay là 113 đảng viên.

Đảng thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, cũng cố tổ chức nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong ạch vững mạnh.

* Tổng hợp các thành tích khen thưởng:

Từ năm 1980 - 1990 được nhà nước tặng huân chương hạng nhì cho lực lượng vũ trang nhân dân xã nhà.

Năm 1985 - 1995 được hưởng huân chương chiến công hạng 3 vì sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc và nhiều huy chương, bằng khen cho các lực lượng.

Từ năm 1991 - 1999 lực lượng công an đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến và đơn vị quyết thắng.

Năm 2001 - 2003 đạt đơn vị giỏi.

KẾT LUẬN:

 
   

Lịch sử Đảng bộ Kỳ Hà mới chia tách và phát triển 27 năm song mầm móng hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân. Từ tháng 2 năm 1947 là chặng đường lịch sử vẻ vang lãnh đạo nhân dân ở vùng dân cư có những đặc điểm lịch sử đặc biệt về địa lý, đất đai phèn mặn cằn cỗi, là nơi thiên tai khắc nghiệt thường xẩy ra. Về lịch sử là một địa bàn trọng điểm xa trung tâm đô thị dân trí, dân sinh nhiều mặt hạn chế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta từng bước khắc phục vươn lên cùng với  nhân dân cả nước vượt qua  nhiều khó khăn thử thách xây dựng trưởng thành. Kỳ Hà là nơi đầu sóng ngọn gió chống chọi với thiên tai bão lũ. Quá trình hoạt động của nhân dân ta thể hiện đức tính cần cù trong lao động. Chịu đựng khó khăn, sáng tạo, mạnh dạn, giám nghĩ, giám làm mở ra đa dạng các nghề nghiệp sản xuất khai thác tiềm năng lợi thế của sông biển.

Với kẻ thù xâm lược thì phẩm chất cao quý của nhân dân càng bộc lộ bản chất cách mạng. Nhiệt tình sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đối với Đảng, nhân dân ta một lòng tin theo Đảng, đoàn kết hòa đồng giáo lương, chung sức, chung lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng đề ra.

Nhiều đồng chí đảng viên lão thành cách mạng đã nêu cao phẩm chất, đạo đức trong sáng cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thực hiện theo lời Bác Hồ dạy.

Nhiều đồng chí đảng viên trẻ sung sức nêu cao nhiệt tình cách mạng phát huy cao độ trí thông minh sáng tạo, lòng dũng cảm, chịu khó học hỏi tìm tòi để phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, được trưởng thành từ cái nôi của Đảng bộ, nhân dân xứng đáng là lớp người kế thừa và phát huy truyền thống của Đảng.

* Quá trình lịch sử để lại nhiều bài học:

- Trước hết quán triệt đường lối quan điểm từng thời kỳ, nhận thức sâu sắc các chủ trương nghị quyết cấp trên để vận dụng cụ thể sát đúng vào điều kiện của Đảng bộ đưa phong trào phát triển sâu rộng trong các chi bộ.

- Đảng lấy nhân dân làm gốc, lấy quy chế dân chủ để thực hiện phương hướng, mục tiêu của Đảng. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, quan tâm sâu sát các đoàn thể quần chúng.

- Đảng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng,Đảng luôn luôn xây dựng đổi mới chỉnh đốn đảng, đoàn kết thống nhất trong đảng. Trong cấp ủy Đảng thực hiện tập trung dân chủ coi trọng tự phê bình và phê bình. Đấu tranh đoàn kết đề cao công tác tư tưởng chính trị, tổ chức kiểm tra chăm lo phát triển đảng làm cho vai trò năng lực của Đảng bộ luôn luôn được nâng cao.

- Chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế cận cho Đảng.

- Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực để xây dựng cơ sở vật chất han tầng và các công trình phúc lợi. Kết hợp nhuần nhuyễn nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Xây dựng và phát triển văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ dân số, tăng cường cán bộ tôn giáo để thuyết phục vận động nhân dân vùng giáo phát huy đoàn kết cách mạng, thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước./.

 

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Sơ đồ địa giới hành chính
       Liên kết website
      Thống kê: 117.129
      Online: 50