Là một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai, những năm qua, thị xã Kỳ Anh luôn quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra. Việc trồng rừng ngập mặn ở thị xã Kỳ Anh không chỉ góp phần tích cực phòng ngừa thảm họa mà còn có tác dụng trong việc cải thiện môi trường sinh thái và xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng ven biển.

                                         

                  Diện tích cây bần chua được trồng ở ven sông Vịnh ở xã Kỳ Ninh

        Được sự hổ trợ của Dự án “Trồng mới, phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh”. Trong đó, thị xã Kỳ Anh được dự án hổ trợ trồng mới 45 ha cây bần chua trồng tại các vùng ven sông, ven biển ở xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà và phường Kỳ Trinh. Hơn 2 tháng qua, hàng chục ha rừng ngập mặn đã được bà con nhân dân triển khai trồng ở các bãi bồi ven sông, ven biển.

                    Diện tích cây bần chua được trồng ở ven sông Trí ở xã Kỳ Hà

       Dọc bãi bồi ven sông ở các xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh và phường Kỳ Trinh là một trong những khu vực chịu thiệt hại của triều cường, khiến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, tác động xấu tới môi trường sống và sinh kế của người dân. Giống cây bần chua được trồng có đường kính tối thiểu 2 cm, cao 1,2 m, xung quanh đóng cọc, dựng hàng rào bảo vệ để cho cây bần phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nhiệt.

        Dự án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các địa phương ở vùng ven biển. Đây là lần đầu tiên xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà và phường Kỳ Trinh trồng loại bần chua ở rừng ngập mặn. Hy vọng loại cây này không chỉ tạo nên vành đai chắn sóng, chống chịu trước thiên tai, khắc nghiệt mà còn tạo ra sinh kế cho người dân.

 

                     Công tác bảo vệ rừng ngập mặn được các địa phương bảo vệ

           Việc triển khai trồng rừng ngập mặn ở thị xã Kỳ Anh sẽ góp phần ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu, vừa tạo đê mềm chắn sóng, nước dâng, hạn chế xâm nhập mặn, đồng thời nâng cao khả năng hấp thụ khí CO2 và bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Mặt khác, nhờ có rừng ngập mặn nên nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên. Do đó người dân khai thác nguồn lợi thủy sản mà không cần phải đầu tư và chăm sóc con giống, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống của người dân và cũng chính từ đó người dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

  

                                          


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Kỳ Anh
     Liên kết website
    Thống kê: 2.716.193
    Online: 41