MỤC LỤC

 

          Thông tin đường phố thị xã Kỳ Anh                                       Trang 1

          Phụ lục Tiểu sử - lý do đặt tên đường                                   Trang ...

 

                                                THÔNG TIN ĐƯỜNG PHỐ THỊ XÃ KỲ ANH

TT

Tên đường

Điểm đầu

Điểm cuối

A

CÁC TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH (17 tuyến)

 
  1.  

Lê Đại Hành

QL1A

(Điểm đầu thị xã)

Đường trục ngang đi Kỳ Hà, Kỳ Ninh

  1.  

Lê Thánh Tông

Đường trục ngang đi Kỳ Hà, Kỳ Ninh

Ngã tư Vũng Áng

  1.  

Lê Thái Tổ

Ngã tư Vũng Áng

Ngã ba đường đi khu CN Phú Vĩnh (Liên Phú- Kỳ Liên)

  1.  

Quang Trung

Ngã ba đường đi khu CN Phú Vĩnh (Liên Phú- Kỳ Liên)

Ngã ba đường đi TT hành chính Kỳ Phương

  1.  

Hoành Sơn

Ngã ba đường đi TT hành chính Kỳ Phương

Đỉnh đèo con

  1.  

Việt Lào

QL 1A (ngã 3 Việt Lào)

Giáp xã Kỳ Tân

  1.  

Nguyễn Thị Bích Châu

QL 1A

(Kho gạo Lĩnh Lan)

Giáp đê Sông Vịnh (xã Kỳ Ninh)

  1.  

Trần Phú

Giáp đường trục ngang đi Kỳ Hà (Đ. Nguyễn Thị Bích Châu)

QL 12 (Đường đi cảng Vũng Áng)

  1.  

Hà Huy Tập

QL12C

(TDP Tân Phong- Kỳ Thịnh)

Giao đường đi cảng Sơn Dương (Kỳ Long)

  1.  

Lê Duẩn

Ngã tư Vũng Áng

Giáp Quốc lộ 1B

  1.  

Võ Văn Kiệt

Ngã tư Vũng Áng

Giáp Kỳ Lợi (nhà anh Sáu Miên)

  1.  

Trần Duệ Tông

QL1A (nhà ông Cẩm)

(Đối diện đường Nguyễn Thị Bích Châu)

Giáp QL 1B

  1.  

Nguyễn Trãi

QL1A (ngã ba Kỳ Long)

(Giao đường Lê Lợi)

Đi cảng Sơn Dương

  1.  

Hàm Nghi

QL 1A

(Nhà anh Quang)

Giáp Quốc lộ 1B

  1.  

Nguyễn Chí Thanh

Giao Đường đi Cảng Vũng Áng

Giao Đường đi Cảng Sơn Dương

  1.  

Trường Chinh

QL 12 C

(TDP Tây Yên- Kỳ Thịnh)

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I

  1.  

Mai Lão Bạng

Nhà anh Đồng (Hòa Lộc - Kỳ Trinh)

Đường vào nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I

B

CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC PHƯỜNG

I

PHƯỜNG HƯNG TRÍ (18 tuyến)

 
  1.  

Nguyễn Trọng Bình

QL1A (Thế giới di động- TDP 2)

Nhà ông Lân - TDP 3

(giáp đường Lý Tự Trọng)

  1.  

Nhân Lý

QL1A (nhà thầy Sòng- TDP 1)

Giáp cổng chào Kỳ Tân

  1.  

Lý Tự Trọng

QL1A (đài tưởng niệm)

Nhà bà Bình- TDP 3

  1.  

Hà Hoa

QL1A (nhà ông Phừng)- TDP 3

Giáp QL1B

(Đi UBND xã Kỳ Hoa)

  1.  

Lê Quảng Ý

QL1A (hồ Thủy Sơn)

QL1B

(Qua trường THPT Kỳ Anh)

  1.  

 

Hoàng Xuân Hãn

 

QL1A (nhà ông Lý- nhà bán tre nứa) – TDP Hưng Nhân

Giáp đường Phạm Tiêm

(đi qua Trường TH Kỳ Hưng cũ)

  1.  

Phạm Tiêm

Quốc lộ 1A (nhà ông Khuy) – TDP Hưng Hòa

Ngã ba (giếng làng)

  1.  

Phan Đình Giót

 

QL1A

(Đường vào chợ mới)

Chợ mới Kỳ Anh

  1.  

Nguyễn Tiến Liên

Giáp đường Phạm Tiêm (nhà ông Quế - TDP Hưng Nhân)

Hết khu dân cư Nam thị trấn cũ

  1.  

Nguyễn Trọng Nhạ

Hạt kiểm lâm – TDP 1

 (giáp đường Việt Lào)

Giáp thôn Tân Thọ -  Kỳ Tân

  1.  

Nguyễn Huy Oánh

QL1A - Quán Ola

TDP Hưng Lợi

Đối diện trường TH Kỳ Hưng

(Qua NVH Hưng Nhân)

  1.  

Nguyễn Huy Tự

 

QL1A (Bảo hiểm XH cũ)

TDP Hưng Lợi

Nhà ông Bé  - TDP Hưng Lợi

(Giao đường Chính Hữu)

  1.  

Xuân Diệu

KS Bảo An (Đối diện Thị đội)

Phòng Giáo dục

  1.  

Tố Hữu

QL1A

(trường THCS Sông Trí)

Đối diện trường THPT Kỳ Anh

( Giao đường Lê Quảng Ý)

  1.  

Đường 3/ 2

QL1A (Cty Tiến Hữu)

(Đường lên TT hành chính thị xã, qua Thị ủy, Thi hành án...)

Hết đất Thi hành án

 

  1.  

Huy Cận

QL1A (Ngân hàng chính sách)

Hết đất Phòng Giáo dục

  1.  

Nguyễn Trung Thiên

Cà fê An Viên

Hết đất cơ quan Bảo Hiểm

(Qua UBND thị xã)

  1.  

Chính Hữu

QL1A (nhà ông Lâm Năm- TDP Hưng Hòa)

Nhà ông Khánh

 (TDP Hưng Hòa)

II

PHƯỜNG KỲ TRINH (04 tuyến)

 
  1.  

Nguyễn Biểu

QL 1A Nhà anh Đại (TDP Tây Trinh)

Tràn Hoàng Đình- TDP Quyền Hành

(Qua UBND phường)

  1.  

Đặng Dung

QL1A (cổng chào Kỳ Trinh)

Chợ chùa

(TDP Quyền Thượng)

  1.  

Đặng Tất

Nhà anh Bảy (chợ Chùa- TDP Quyền Thượng)

Nhà anh Đồng- TDP Quyền Hành

(Qua khu TĐC)

  1.  

Phan Phu Tiên

QL 1A

(Nhà ông Thắng – TDP Quyền Thượng)

Hồ Mộc Hương

(Qua NVH Quyền Thượng)

III

PHƯỜNG KỲ THỊNH (03 tuyến)

 
  1.  

Lê Hồng Phong

QL1A (nhà ông Tá- TDP Nam Phong)

Giáp QL1B

  1.  

Nguyễn Thị Minh Khai

QL1A (nhà anh Tuấn- TDP Nam Phong)

Cầu bê tông Bắc Phong

  1.  

Vương Đình Nhỏ

Cầu tạm (TDP Nam Phong)

Giáp Đường trục ngang (nhà ông Đành)

Qua trường THPT

IV

 PHƯỜNG KỲ LONG: 08 tuyến

  1.  

Phan Đình Phùng

 

Giáp Kỳ Liên

(TDP Liên Giang)

 

Giáp Kỳ Thịnh

(TDP Tân Long)

Đường trục dọc

  1.  

Phan Bội Châu

QL 1A (nhà ông Thiện)

TDP Long Thành

Giáp QL 1B

(Qua chợ Da)

  1.  

Phan Chu Trinh

QL1A (nhà anh Túc- TDP Liên Giang)

Giáp QL 1B

(qua KS Happy)

  1.  

Lê Văn Thiêm

Quốc lộ 1A

(Qua trường THPT Lê Quảng Chí)

Nhà VH Long Hải

 

  1.  

Lê Ninh

Nhà thờ Thiên Lý

(TDP Liên Giang)

Giáp QL 1B (TDP Tân Long) Qua UBND phường

  1.  

Cao Thắng

Giáp đường 60 (nhà anh Hợp)

TDP Long Hải

Giáp Lobana

(TDP Tân Long)

  1.  

Nguyễn Hàng Chi

Nhà VH Liên Giang

Nhà ông Vị (TDP Long Thành)

  1.  

Trịnh Khắc Lập

Nhà chị Hường (TDP Liên Minh)

Nhà Sơn Nguyệt (TDP Liên Minh)

V

PHƯỜNG KỲ LIÊN (09 tuyến)

 
  1.  

Nguyễn Du

QL1A (nhà anh Linh)

(Ngã ba Kỳ Liên)

Giáp QL1B (đi khu CN Phú Vinh)

  1.  

Nguyễn Thiếp

QL1A (nhà ông Can- TDP Lê Lợi) (D1)

Giáp QL1B (nhà ông Châu)

  1.  

Mai Thúc Loan

QL1A (trạm Công an Kỳ Liên- TDP Liên Sơn) (D2)

Giáp QL1B (nhà chị Phúc)

  1.  

Hoàng Ngọc Phách

QL1A (nhà ông Thủy- TDP Liên Sơn) (D3)

Giáp QL1B (đất ông Thủy)

  1.  

Ngô Đức Kế

QL1A (nhà chị Nga-TDP Liên Phú)

Nhà ông Thủy

(Qua KS Victory)

  1.  

Lê Văn Huân

QL1A (nhà ông Toán- TDP Liên Phú)

Cồn trại

(Qua cổng chào Liên Phú)

  1.  

Võ Liêm Sơn

Nhà chị Ngoạn

(TDP Liên Sơn)

Nhà anh Hoàng

(Qua UBND phường)

  1.  

Đội Cung

QL1A (KS Châu Tuấn-TDP Liên Sơn)

Dự án MDA city

  1.  

Trần Công Thưởng

Nhà ông Nghị

(TDP Hoành Nam)

Giáp QL 1B

VI

PHƯỜNG KỲ PHƯƠNG (15 tuyến)

 
  1.  

Lê Quảng Chí

Quốc lộ 1A (nhà anh Thành Nhung)

Giáp QL 1B

(Đường lên TT hành chính phường)

  1.  

Nguyễn Công Trứ

Nhà anh Tình (TDP Hồng Sơn)

Nhà chị Lan (Tuyết)

  1.  

Lê Sỹ Triêm

Cổng chào TDP Hồng Sơn

Giáp QL 1B

  1.  

Lê Sỹ Bàng

Nhà ông Quang (Đình) TDP Hồng Sơn

Nhà anh Thành Định

(Qua NVH Hồng Sơn)

  1.  

Đặng Minh Khiêm

Nhà ô Hồ (QL1A) TDP Nhân Thắng

Nhà anh Tùng

(đg gom QL1B)

  1.  

Nguyễn Biên

Chợ Kỳ Phương (TDP Nhân Hòa)

Nhà anh Tuyền

(Qua UBND phường)

  1.  

Bùi Dương Lịch

Nhà anh Sinh Niềm

(TDP Quyết Tiến)

Lô 869

(TDP Hồng Hải)

  1.  

Phan Huân

Nhà anh Thái

(TDP Quyết Tiến)

TĐC Hồng Hải 2

(Qua Trạm y tế)

  1.  

Phan Kính

Từ nhà anh Long (Điểm) TDP Quyết Tiến

Giáp QL 1B

  1.  

Lê Hữu Tạo

Nhà anh Hải Lan

(TDP Hồng Hải 2)

TĐC dự phòng

(Qua NVH Hồng Hải 1)

  1.  

Lê Khôi

Từ lô 1061 –TĐC

(TDP Hồng Hải 2)

Hạ tầng TĐC (cầu Thầu Dầu)

(Đường gom)

  1.  

Nguyễn Bỉnh Khiêm

QL-1A nhà Bà Tuyết (Nhiệt điện 3)

Đi TDP Thắng Lợi

  1.  

Đinh Nho Hoàn

 

Đền công chúa Liễu Hạnh

(TDP Ba Đồng)

Giáp Âu thuyền

(qua Cty Grown Best)

  1.  

Dương Trí Trạch

 

Khách sạn Anh (Loan) QL1A

Nhà ông Hùng Kính

  1.  

Phan Huy Ích

Từ nhà ông Đông

Âu thuyền

 

Tổng cộng: 74 tuyến

 

PHỤ LỤC

TIỂU SỬ - LÝ DO ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

 

A. TÊN CÁC TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH THỊ XÃ (17 tuyến)

1. Lê Đại Hành (941 – 1005), tên thật là Lê Hoàn, quê ở Ái Châu (Thanh Hóa); là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt 24 năm, từ năm 980 đến khi qua đời năm 1005. Vua Lê Đại Hành  có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc. Năm 981 ông đưa quân đánh bại quân Chiêm Thành phương Nam, thu vùng đất từ Hoành Sơn (Kỳ Anh) đến Nam Giới (Thạch Hà) về Đại Cồ Việt; ngoài ra ông còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

2. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ nước Đại Việt, ông là vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê.

Vua Lê Thánh Tông là người đã cho xây dựng đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (năm 1470) để ghi nhớ công lao của người liệt nữ đã xả thân vì nước; đồng thời ông cũng là người có nhiều thơ viết về Hoành Sơn như: “Nghỉ ở trạm Hoành Sơn”, “Cửa biển Xích Mộ”...

3. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) (1385 – 1433), quê tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lê Lợi là một trong những anh hùng dân tộc, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua (vua Lê Thái Tổ), đóng đô tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay), lấy tên nước là Đại Việt.

Trong cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh, Lê Lợi đã sử dụng địa hình vùng núi và nhân dân Nghệ Tĩnh, trong đó có vùng Hương Sơn để làm địa bàn đóng quân và đánh nhiều trận với quân Minh. Hiện nay tại Hương Sơn còn lưu lại khá nhiều dấu tích địa điểm đóng quân của Lê Lợi như căn cứ Đỗ Gia, thành Lục Niên

4. Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 – 1792):  Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà lãnh đạo tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

5. Hoành Sơn là một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc tỉnh Quảng Bình, chạy từ dãy Trường Sơn ở phía Tây ra biển Đông. Trên dãy Hoành Sơn, tại đỉnh Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam – thị xã Kỳ Anh, có khu di tích Hoành Sơn Quan được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Suốt chiều dài lịch sử, Hoành Sơn luôn là yếu tố quan trọng gắn với sự tồn vong của các triều đại phong kiến và được sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc phòng thủ đất nước; đồng thời đây là nơi tạo nguồn cảm hứng thi ca cho rất nhiều thi sĩ.

6. Việt - Lào: Đây là con đường huyết mạch quan trọng nối liền giao thông hai nước Việt Nam và Cộng hòa DCND Lào, đây cũng là tuyến đường từ Hà Tĩnh đi sang các nước Lào, Thái Lan, Myanma và đã được đặt tên từ trước.

7. Nguyễn Thị Bích Châu (? – 1377): Quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, con gái của một đại thần họ Nguyễn nổi tiếng thanh liêm. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373), được Trần Duệ Tông tuyển làm Tả cung Quý phi. Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu thảo bản “Kế minh thập sách” dâng lên nhà vua, được vua khen là thông tuệ.

Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, khuyên ngăn vua không được, bà bèn xin đi theo để hộ giá. Trong trận giao chiến với quân Chiêm Nguyễn Thị Bích Châu đã bị trúng tên độc và từ trần vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 02 năm 1377. Linh cữu của bà được rước về triều để mai táng, khi tới Châu Hoan gặp sóng to gió lớn phải ghé vào Vũng Áng. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi, triều đình xuống chiếu cho an táng Quý phi tại Cửa Khẩu, bến Kỳ La, huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. Năm 1470, trong lần đem quân đi đánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về, vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại nơi đây và sai người chặt gỗ, gọt đá, xây dựng đền thờ bà và sắc phong cho bà là “Chế Thắng phu nhân”.

Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Do vậy đường về di tích Nguyễn Thị Bích Châu được đặt tên là Nguyễn Thị Bích Châu.

8. Trần Phú (1904 – 1931), sinh tại Quảng Ngãi, nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1925, ông tham gia lập Hội Phục Việt. Tháng 8/1926, sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tại đây, được kết nạp vào Cộng sản đoàn. Năm 1927, được cử đi học tại trường đại học Phương Đông (Liên Xô).

Đầu năm 1930 về nước, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương và được giao nhiệm vụ dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông, ông được bầu làm Tổng Bí thư.

Ngày 19/4/1931 bị Pháp bắt; tháng 9/1931, bị bệnh nặng và mất trong tù, để lại lời nhắn nhủ với đồng đội "hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

9. Hà Huy Tập (1902 - 1941): Quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư của Đảng thời kỳ 1936 - 1938. Ngày 30/3/1940 ông bị địch bắt, bị kết án 5 năm tù, sau thực dân Pháp đổi thành án tử hình.

Trước tòa ông dõng dạc tuyên bố “ Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động”. Ngày 28/8/1941 ông bị xử bắn tại sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh).

10. Lê Duẩn (1907 – 1986): Quê gốc của ông ở làng Phương Cai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến 1986

11. Võ Văn Kiệt (19222008) quê xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Là một nhà chính trị Việt Nam. Ông là Thủ tướng thứ tư của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8/8/1991 cho đến ngày 25/9/1997 (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới, trong đó có Khu kinh tế Vũng Áng.

12. Trần Duệ Tông (1337 – 1377): Là vị vua thứ 9 của triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt đã bị tàn phá và suy yếu. Trong 4 năm cầm quyền, trị vì đất nước, ông đã tổ chức thi Đình tuyển chọn nhân tài cho quốc gia; đặc biệt nhà vua rất chú trọng trong việc xây dựng quân đội. Năm 1377, Duệ Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành và bị tử trận; trong trận đánh với quân Chiêm, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu đã trúng mũi tên độc của quân giặc khi đi bảo vệ vua và cũng từ trần.

13. Nguyễn Trãi (1380 – 1442): Quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 20 tuổi ông thi đỗ Thái học sinh (đứng thứ tư) và làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha của ông bị bắt và đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.   

14. Hàm Nghi (1872 – 1943) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch: Là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, lên ngôi năm 1884. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Ông được xem là một trong ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

15. Nguyễn Chí Thanh (1914-1967): Quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trọn đời mình, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là hình ảnh tiêu biểu của “Anh bộ đội Cụ Hồ”, là một trong những cán bộ lãnh đạo lỗi lạc của Cách mạng Việt Nam, là người học trò xuất sắc của Bác Hồ trên chiến trường miền Nam và là người con ưu tú của dân tộc.

16. Nguyễn Chí Thanh (1914-1967): Quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trọn đời mình, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là hình ảnh tiêu biểu của “Anh bộ đội Cụ Hồ”, là một trong những cán bộ lãnh đạo lỗi lạc của Cách mạng Việt Nam, là người học trò xuất sắc của Bác Hồ trên chiến trường miền Nam và là người con ưu tú của dân tộc.

17. Trường Chinh (1907- 1988): quê xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, ông được chỉ định vào Ban cổ động và tuyên truyền của Trung ương Đảng. Năm 1941 ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng kiêm Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Công vận Trung ương, chủ bút nhiều tờ báo của Đảng. Ông là người có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế.

18. Mai Lão Bạng (1866 - 1942) Ông sinh ra trong một gia đình Công giáo tại họ đạo Dụ Thành, giáo xứ Dụ Thành, giáo phận Nam Đàng Ngoài (sau là Giáo phận Vinh), bấy giờ thuộc làng Quảng Ích, tổng Đậu Chử, nay là thôn Hoàng Dụ, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh. Ông là một chí sĩ cách mạng trong các phong trào Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang phục Hội trong lịch sử Việt Nam.

Tháng 10 năm 1942, Mai Lão Bạng qua đời tại Vinh. Mộ phần ông được an táng tại nghĩa địa giáo xứ Cầu Rầm phía cửa Hữu thành Nghệ An. Năm 2009, họ đạo Dụ Thành và con cháu ông đã cát táng về chôn tại nghĩa trang quê nhà thuộc thôn Quảng Ích xã Kỳ Khang.

Khu mộ Mai Lão Bạng được công nhận là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh  ngày 20/6/2012 thuộc xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh.

B. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC PHƯỜNG

I. PHƯỜNG HƯNG TRÍ (18 tuyến)

1. Nguyễn Trọng Bình (1898-1931): thuộc lớp đảng viên đảng cộng sản đầu tiên ở kỳ Anh. Ông quê làng Yên Hạ (Kỳ Tiến) tha gia Đảng Tân Việt từ 1928 và kết nạp và Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3-1030. Sau đó ông được bầu làm bí thư chi bộ Dị Nậu. Tháng 6-1930, huyện ủy lâm thời thành lập, ông là một trong 7 huyện ủy viên. Tháng 9-1930, Nguyễn Trọng Bình được huyện ủy phân công làm tổng chỉ huy cuộc biểu tình thị uy toàn huyện ngày 9-9-1930. Không lâu sau đó, ông bị bắt. Ngày 2-1-1931, thực dân Pháp không cần xét xử, đưa ông về chém ở huyện lỵ để uy hiếp tinh thần quần chúng.

2. Nhân lý: Tên đường đã được đặt tên từ trước (Đường đi qua chùa Nhân Lý)

3. Lý Tự Trọng (1914 – 1931): Ông sinh ngày 20/10/1914  tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi Châu đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20/11/1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ".

4. Hà Hoa: Là tên gọi của huyện Kỳ Anh cũ. Một trong 4 huyện thuộc châu Nhật Nam, lộ Nghệ An thời Trần. Năm 1375 thuộc lộ Nhật Nam, trấn Lâm An. Thời thuộc Minh, lúc đầu vẫn giữ huyện Hà Hoa thuộc châu Nam Tĩnh, đến năm Vĩnh Lạc 17 (1419) nhập 2 huyện Hà Hoa và Kỳ La đổi gọi là huyện Kỳ Hoa.

5. Lê Quảng Ý (1456 - 1526) người xã Thần Đầu, huyện Kỳ Hoaphủ Hà Hoaxứ Nghệ An, nay là xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 46 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ, làm quan đến chức Hàn lâm viện thị chế, coi sóc công việc trong viện. Ông là em ruột của Tiến sĩ Lê Quảng Chí. Đường đã được đặt tên từ trước.

6. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996): Quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ. Ông là một nhà sử họcnhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóagiáo dục Việt Nam đồng thời là một kỹ sưnhà toán học. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên. Năm 1943, ông là thành viên sáng lập Hội truyền bá Quốc ngữ và chủ xướng phương pháp học i tờ mà sau cách mạng tháng Tám 1945 được vận dụng triệt để trong phong trào “Diệt giặc dốt”. Ông là người biên soạn chương trình chuyển đổi thay giảng dạy bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt trong nhà trường (kỳ thi Tú tài 1945 là kỳ thi đầu tiên bằng tiếng Việt). Sau khi sang Pháp sinh sống, ông tham gia các hoạt động của Hội Việt Kiều hướng về tổ quốc, viết bài chứng minh chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 60…

7. Phạm Tiêm (1512 -1558): là con trưởng phó Quảng quận công Phạm Đốc nguyên quán tỉnh Hải Dương, đánh nhà Mạc có công, được phong tước Thọ quận công. Lúc làm trấn thủ Nghệ An, đóng ở Dinh Cầu, ông lập ấp ở tổng Đậu chữ, sau vào ở thôn Hưng Nhân, xã Phú Nghĩa. Ông tổ chức khai hoang, mở ra cánh xứ Đồng Nại (nay là xã Kỳ Hà) và đắp đê ngăn mặn, mở thêm 30 mẫu ruộng, lại đào con mương dưới chân núi Cao Vọng cho nước thông ra biển, tránh được lụt lội cho cả vùng. Sau khi ông mất, được nhân dân lập đền thờ. Hàng năm ở đền có lễ giỗ Thánh tổ vào ngày 12 tháng 10 âm lịch. Đền thờ và mộ Phạm Tiêm công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào tháng 8 năm 2005.

8. Phan Đình Giót (1922 - 1954): Quê xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1950, anh xung phong vào bộ đội chủ lực, tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13/3/1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam, mặc dầu bị thượng nặng, song ông vẫn xung kích tiêu diệt lô cốt địch. Pham Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai, làm cho hỏa điểm của địch bị dập tắt, giúp cho đồng đội của ông xung phong tiêu diệt cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 03/8/1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

9. Nguyễn Tiến Liên Trong 2 ngày 04 và 05/6/1930, tại đền Phương Giai xã Kỳ Bắc, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Kỳ Anh được tiến hành. Dự hội Nghị thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh có 37 đảng viên. Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành huyện ủy lâm thời gồm 7 đồng chí do đồng chí Nguyễn Tiến Liên làm Bí thư.

10. Nguyễn Trọng Nhạ: Ông là người chỉ huy đoàn biểu tình để thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh đầu tiên và là Chủ tịch huyện Kỳ Anh đầu tiên.

11. Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789): Tự Kinh Hoa, Hiệu Liêu Trai. Quê ở làng Trường Lưu, Tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Làm quan đến chức thượng thư bộ hộ. Năm 1783 ông cáo lão về trí sĩ tại quê nhà mở trường dạy học, học sinh của ông có nhiều người đổ đạt thành tài. Ông mất ngày 02/6/1789 tức ngày 9/5 năm Kỷ Dậu.

12. Nguyễn Huy Tự (1743-1790): Tự Hữu Chi, hiệu Uẩn Trai, ở làng Tràng Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An, nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc.

Năm 1786, Quang Trung tiến quân ra Bắc, ông trút bỏ áo mũ cận thần nhà Lê, phò tá Triều đại Tây Sơn và được cử chức Tiên triều đốc đông Hữu Thị lang cùng Quang Trung tiến ra Bắc, ông lâm bệnh là mất ở Nghệ An (1790), thọ 48 tuổi. Hiện nay đền thờ Nguyễn Huy Tự được công nhận là di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia.

13. Xuân Diệu (1916 - 1985): Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra tại gò Bồi, thôn Tùng Giảng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Là cây đại thụ lớn của nền thi ca hiện đại Việt Nam, ông để lại khoảng 450 bài thơ, một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu từng là Đại biểu Quốc hội khóa I, ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

14. Tố Hữu (1920-2002): Quê xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ Cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam.

15. 3/ 2: Đường đã được nhân dân đặt tên từ trước, gắn với ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930.

16. Huy Cận (1919 - 2005): Tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Tháng 8/1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông. Ông từng được bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ như: Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,... Tháng 6/2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Các tác phẩm chính của ông để lại gồm: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), đất nở hoa (1960),...

17. Nguyễn Trung Thiên (1906 – 1931) tên thật là Trần Hữu Thiều sinh tại làng Dương Xuân (nay thuộc xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Năm 1929, đồng chí trở thành một trong những đảng viên Đông Dương Cộng sản đảng, là người đã phối hợp với các đồng chí trong nhóm Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Hà Tĩnh mở hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh vào cuối tháng 3-1930 tại bến đò Thượng Trụ xã Thiên Lộc. Hội nghị đã bầu BCH lâm thời do Nguyễn Trung Thiên làm Bí thư. Di tích Bến đò Thượng Trụ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007.

18. Chính Hữu (1929-2007) Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà).  Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.

II. PHƯỜNG KỲ TRINH (04 tuyến)

1. Nguyễn Biểu (? - 1413): Quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược nước ta, ông phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.

Vua Lê Thái Tổ sau khi chiến thắng quân Minh đã cho lập đền thờ ông ở Nội Diện (hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ). Đền Nguyễn Biểu đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.

2. Đặng Dung (1373 - 1414): Người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất. Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất cai quản đất Thuận Hóa. Sau khi quân Minh xâm chiếm nước ta, nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi.

Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự. Đặng Dung đã từng trải qua rất nhiều trận giao chiến, lập nhiều công lao với dân với nước.

3. Đặng Tất (?-1409) là Danh tướng nhà Hậu Trần. Đặng Tất sinh ra và lớn lên tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hóa Châu dưới triều nhà Hồ. Trần Ngỗi khởi nghĩa chống giặc Minh, lập ra nhà Hậu Trần, xưng là Giản Định đế, khởi binh ở Ninh Bình. Do mới lập, quân Hậu Trần tự vỡ, chạy vào Nghệ An. Đặng Tất nghe tin, liền giết quan nhà Minh ở Hóa châu, đem quân ra theo Giản định đế, được phong làm Quốc công. Tháng 2/1409, Giản Định đế nghe lời gièm pha, triệu Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến và giết chết họ. Đền thờ Đặng Tất - Đặng Dung đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

4. Phan Phu Tiên (1370 – 1462): Quê làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) nhưng sau đó ông chuyển về làng Đông Ngạc, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Ông từng đậu thi đậu tiến sĩ hai lần. Lần thứ nhất, ông đậu Thái học sinh vào đời vua Trần Thuận Tông (1388-1398) rồi được bổ nhiệm làm việc ở Quốc sử viện và Quốc tử giám. Lần thứ hai, năm 1429, đời Lê Thái Tổ, ông thi đỗ đậu thứ 3 khoa thi Minh kinh (tương đương khoa thi tiến sĩ) do nhà vua mở để chọn nhân tài trong đội ngũ quan lại từ hàng tứ phẩm trở xuống, sau khi thi đỗ ông được nhà Lê bổ nhiệm chức Đồng tu quốc sử tại Quốc tử viện. Ông là một danh thần, một nhà bác học mà sự nghiệp huy hoàng của ông đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho nhiều lĩnh vực văn hóa dân tộc: văn học, sử học, giáo dục, y học,…

III. PHƯỜNG KỲ THỊNH (03 tuyến)

1. Lê Hồng Phong (1902 – 1942): Quê thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng, nay xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày 6/9/1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40.

2. Nguyễn Thị Minh Khai (1910 – 1941): Sinh tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 – 1940. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 28/8/1941.

3. Vương Đình Nhỏ (1925 – 1990): Quê ở xã Kỳ Thịnh. Năm 1948, vào bộ đội, thuộc quân số Đại đội 25 đóng tại huyện Kỳ Anh. Từ năm 1954 đến 1964 là Tiểu đội trưởng Bộ binh D 274 - E18-F 325.Năm 1964 đến 1967, làm trung đội trưởng Công binh D57 Hà Tĩnh phá gỡ bom mìn cứu đường. Tháng 7 năm 1967 chuyển về Ty giao thông Hà Tĩnh làm nhiệm vụ dỡ phá bom bảo vệ đường trong chiến tranh. Ngày 10-5-1968 thời kỳ cao điểm của Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Hà Tĩnh thành lập Tiểu đội phá bom gồm 12 người, do Anh làm Đội trưởng. Tại ngã ba Đồng Lộc thời kì chiến tranh phá hoại là "Toạ độ chết" rất ác liệt, anh đã chỉ huy Tiểu đội phá 529 quả bom, riêng anh đã tự phá được 198 quả bom góp phần giữ vững mạch máu giao thông tiếp vận cho chiến trường miền Nam.

Tính đến năm 1972 anh đã chỉ huy phá được 1899 quả bom các loại. Xông xáo, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo anh Vương Đình Nhỏ là huyền thoại anh hùng ở Ngã ba Đồng Lộc. Anh mất năm 1990 tại Quảng Trị; được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 2005.3.

 

IV. PHƯỜNG KỲ LONG (08 tuyến)

1. Phan Đình Phùng (1843 - 1896): Hiệu là Châu Phong, người làng Đông Thái, nay là xã Đức Phong, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông đậu đình nguyên tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1877). Khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Hà Tĩnh, ông triệu tập Phan Đình Phùng ra và cử giữ chức hiệp thống quân vụ, lãnh đạo quân Cần Vương chống Pháp ở ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bản thân ông cũng tổ chức khởi nghĩa 2 huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Tuy phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ, ông vẫn duy trì cuộc kháng chiến trong 10 năm, được nhân dân và quân sĩ tin yêu, ủng hộ. Ông bị thương trong một trận đánh và mất năm 1895.

2. Phan Bội Châu (1867 -1940): Năm 1900, ông đỗ thủ khoa giải Nguyên trường Nghệ. Năm 1904, ông thành lập hội Duy Tân chủ trương dùng vũ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp. Năm 1905, ông tổ chức cho 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật học tập. Năm 1911, ông đã thành lập “Việt Nam quang phục hội”, mà tôn chỉ duy nhất là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam”. Hội cử người về nước hoạt động đã gây nên một số vụ bạo động vũ trang nhằm lay tỉnh hồn nước. Năm 1925, Phan Bội Châu bị giặc Pháp bắt cóc đem về nước, bị đưa ra tòa án đề binh Hà Nội xét xử. Nhân dân cả nước đã bùng nổ phong trào “bãi khóa, bãi công, bãi thị”. Thực dân Pháp buộc phải tha bổng, song chúng đem cụ về Huế an trí, sống trong cảnh “cá chậu, chim lồng”, ông vẫn vươn lên, hy vọng tiếp tục hoạt động yêu nước. Ngày 29/10/1940, ông mất tại nhà tranh ở dốc Bến Ngự - Huế.

3. Phan Chu Trinh (1872 - 1926): Hiệu là Tây Hồ, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm 1901, ông đậu phó bảng, được bổ dụng làm thừa biện bộ lễ, nhưng chỉ ít lâu sau, do tiếp thu tư tưởng cách mạng, ông đã liên lạc với các nhà yêu nước lập nên phòng trào Duy Tân và hoạt động tích cực ở các tỉnh miền Trung như lập trường học, lập các hội nông - công thương. Ông từ trần ngày 24/3 năm 1926, trong cuộc đời của mình, Phan Chu Trinh để lại nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước như: Thư gửi chính phủ Đông Dương, tỉnh quốc hồn ca,...

4, Lê Văn Thiêm (1918 - 1991): Quê quán tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đức năm 1945 về giải tích phức và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại đại học Juric - Thụy Sĩ. Năm 1949, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ địa vị khoa học của mình để về nước tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng trường khoa học cơ bản và trường sư phạm cao cấp và được cử giữ chức hiệu trưởng của hai trường này. Ông là viện trưởng đầu tiên của viện toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội toán học Việt Nam, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nên toán học nước nhà. Ông được nhà nước ta truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

5. Lê Ninh (1857 - 1887): hiệu là Mạnh Khang, người làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ. Ông là người đầu tiên hưởng ứng chiếu Cần Vương ở vùng Nghệ - Tĩnh trong lịch sử Việt Nam. Năm 1885 ông hợp lực với các đạo nghĩa binh ở Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà… với chiến thuật “nội công ngoại kích” đã đánh hạ thành Hà Tĩnh giao nộp chiến lợi phẩm cho vua Hàm Nghi. Năm 1886,  thừa lệnh thủ lĩnh họ Phan, ông cầm quân đánh và chiếm được đồn Dương Liễu.Cuối năm 1887, ông bị bệnh nặng và qua đời.

6. Cao Thắng (1864 – 1893), quê tại xóm nhà Nàng, thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, tổng Yên Ấp, nay là Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, là phó tướng của cụ Phan Đình Phùng trong phong trào Cần vương kháng Pháp ở Hà Tĩnh cuối Thế kỷ XIX.

7. Nguyễn Hàng Chi (1885-1908): Quê ở làng Ích Hậu, nay thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Xuất thân từ một gia đình  Nho học yêu nước, nên từ sớm tham gia vào các hoạt động xã hội truyền bá tư tưởng dân chủ, đọc sách báo mới, liên lạc với các sỹ phu trong phong trào Duy Tân. Khi khởi phát phong trào chống thuế  của nhân dân Quảng Nam, chính ông đã gủi tờ thông tri đến các huyện gọi dân chúng hưởng ứng và phong trào lại nổi lên ở Hà Tĩnh, tự thân ông dẫn đầu đoàn biểu tình kéo tận vào thị xã Hà Tĩnh  chất ván viên tuần  phủ, đòi chính quyền giảm sưu thuế cho dân. Ông bị kẻ địch bắt và kết án tử hình.

8. Trịnh Khắc Lập: Quê ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là một nhà chí sỹ yêu nước, từng tham gia phong trào Cần vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo, thành viên hội Duy Tân do Phan Bội Châu khởi xướng. Năm 1908 cùng với Nguyễn Hằng Chi, ông là một trong những người khởi xướng lãnh đạo cuộc bạo động chống sưu thuế ở Hà Tĩnh, bị giặc pháp bắt và xử chém tại huyện lỵ Nghi Xuân vào cuối năm 1908. Ông đã để lại tấm gương trung liệt vì dân, vì nước cho muôn đời con cháu mai sau.

IV. PHƯỜNG KỲ LIÊN (09 tuyến)

1. Nguyễn Du (1766 - 1820): Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Lạp bộ, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, ông là nhà thơ lớn ở nước ta được nhân dân gọi là “Đại thi hào dân tộc”. Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Khu lưu niệm của ông đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

2. Nguyễn Thiếp (1723 – 1804): Danh sĩ thời Hậu Lê và Tây Sơn. Nguyễn Thiếp, tự là Quang Thiếp, La Sơn phu tử, sinh năm 1723 tại xã  Kim Lộc, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ đầu kỳ thi Hương năm 20 tuổi, nhưng không dự thi Hội mà đi ở ẩn.

Năm 1791, vua Quang Trung ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng. Ông đã tổ chức dịch các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa.

Mai Thúc Loan (? – 722): người làng Mai Phụ, nay là xã Thạch Bắc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền, năm 713, trong một lần gánh vải đi nộp cống cho nhà Đường, ông đã kêu gọi đoàn dân phu chống lại bọn lính áp giải, sau đó thổi bùng thành một cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quan quân nhà Đường.

Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, đóng đô ở thành Vạn An, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 722, nhà Đường huy động hàng chục vạn quân, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận đánh, do chênh lệch về lực lượng, nghĩa quân phải rút lên núi Hùng Sơn tiếp tục cuộc chiến đấu.

Năm 723, giữa lúc cuộc chiến đang ác liệt, Mai Thúc Loan đột ngột lâm bệnh rồi mất, cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973): Hiệu là Song An, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tham gia các phong trào cách mạng trước tháng 8/1945. Sau cách mạng tháng Tám được cử nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục nước nhà. Ông là nhà văn nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Tố Tâm” viết năm 1922. Ngoài ra, ông còn để lại khá nhiều tác phẩm như: Thời thế với văn chương (1941); văn thơ Nguyễn Khuyến (1957); Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (1958).

Ngô Đức Kế (1879 – 1929): Tên thật là Ngô Bình Viên, hiệu Tập Xuyên; là chí sĩ, và là nhà thơnhà báo có những đóng góp đáng kể cho xu trào thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Người làng Trảo Nha, thuộc tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc). Năm 23 tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan ở nhà dạy học, đọc tân thư và liên hệ với Phan Bội Châu và đứng ra đề xướng lối học mới và bài xích cái học từ chương và cử nghiệp. Đồng thời, ông cùng với Lê Văn Huân và Đặng Nguyên Cẩn lập ra Triều Dương thương điếm ở Vinh. Năm 1908, ông bị thực dân Pháp bắt và đày ở Côn Đảo cho đến 1921. Sau đó ông ra tù và chủ bút báo Hữu thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội, chuyển sang xuất bản sách, đồng thời sáng tác thơ vǎn. Ông qua đời năm 1929.

Lê Văn Huân (1876 - 1929): Quê làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Bính Ngọ (1906) tại trường Nghệ (giải Nguyên). Đầu năm 1925, ông cùng một số thanh niên trí thức lập ra hội Phục Việt. Năm 1927, cải tổ thành “Việt Nam cách mạng đồng chí hội”, rồi đổi thành “Tân Việt Cách mạng Đảng”. Tháng 9/1929, ông bị giặc Pháp bắt giam ở Vinh rồi chuyển về nhà lao Hà Tĩnh, để phản đối chế độ lao tù khắc nghiệt, ông đã tuyệt thực, đến ngày thứ 7 kiệt sức, ông đã từ trần ngày 20/9/1929.

Võ Liêm Sơn (1888 – 1949): Hiệu Ngọc Am, quê tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là một nhà giáo, nhà văn và là nhà Cách mạng. Năm 1926 ông gia nhập Tân Việt cách mệnh đảng, năm 1944 ông tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông về quê tham gia kháng chiến tại Hà Tĩnh. Ông được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến đồng thời được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên việt. Ông mất ngày 22/12/1949.

Đội Cung (? – 1941): Tên thật là Trần Công Cung, con của cụ Trần Công Thưởng, quê xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ở quê mẹ (Thanh Hóa) khi cha ông làm tri huyện Đông Sơn.

Năm 1926, Nguyễn Văn Cung bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đêm 13/1/1941,ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô lương giết viên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm Trại Giám Binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên không chiếm được trại Giám Binh ở Vinh. Nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt. Riêng Đội Cung thoát được lẩn trốn một thời gian, nhưng do có chỉ điểm nên một tháng sau ông bị bắt. Cuối tháng 2 năm 1941, Toà án binh Hà Nội đã xử án 51 bị can trong vụ khởi nghĩa Rạng - Đô Lương. Sáng 25/4/1941, thực dân Pháp tiến hành cuộc hành quyết Đội Cung và 10 đồng đội của ông ở Vinh

Trần Công Thưởng (1841 – 1914): Quê ở làng Long Trì, tổng Đậu Chữ, nay thuộc xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh. Đậu Cử nhân năm 32 tuổi, năm 34 tuổi được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Hậu Bộ ở tỉnh Phú Yên.

Năm 1885, cụ Trần Công Thưởng là một trong số những sỹ phu yêu nước đầu tiên tham gia và hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp do Vua Hàm Nghi khởi xướng. Trong thời gian (1885-1896), ông đã cùng với các sỹ phu yêu nước ở Kỳ Anh và Hà Tĩnh trực tiếp cầm quân đánh chiếm thành huyện Kỳ Anh tổ chức đánh thắng nhiều trận lớn, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.. Sau khi lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng mất (1895), phong trào Cần Vương chống Pháp sa sút dần và đi vào thoái trào, cụ Trần Công Thưởng lui về ẩn dật và mất vào năm 1914.

VI. PHƯỜNG KỲ PHƯƠNG (15 tuyến)

1. Lê Quảng Chí (1454 - 1533), người xã Thần Đầu, huyện Kỳ Hoaphủ Hà Hoaxứ Nghệ An, nay là xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; hiệu là Hoành Sơn tiên sinh. 25 tuổi đỗ Đình nguyên Nhất giáp Tiến sĩ. Năm 1505 được bổ Đông các học sĩ, năm 1509 thăng chức Tả thị lang Bộ lễ, đứng đầu Hàn lâm viện.

Lê Quảng Chí làm quan tại triều 32 năm, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư. Tên tuổi của ông được ghi danh tại Văn bia Văn miếu Hà Nội

2. Nguyễn Công Trứ  (1778 - 1858): Tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1820, ông đỗ giải Nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An, từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió, cuộc đời của ông là những thăng trầm trong sự nghiệp, ông được thăng, thưởng quan tước nhiều lần vì có công trong quân sự, kinh tế tới chức thượng thư tổng đốc, nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt. Là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam thời cận đại. Cuộc đời ông đầy những giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Trong thơ của ông luôn giàu triết lý nhân văn, nhưng cũng hóm hỉnh, chua cay, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.

3. Lê Sỹ Triêm (1693-1752): Người xã Nội Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc nay là xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc. 44 tuổi thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân khoa thi Bính Thìn thuộc niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2, đời vua Lê Ý Tông (1736). Sau khi thi đỗ, Tiến sĩ Lê Sỹ Triêm đã được triều đình trọng dụng và bổ các chức: Chánh phúc khảo kỳ thi Hương Sơn Tây, Hàn Lâm viện hiệu lý, giám sát Ngự sử, tướng quân đi đánh giặc ở Sơn Nam, Tuần phủ sứ, Hàn lâm viện thị chế, Đốc đồng xứ Sơn Nam tham gia đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Quận He Nguyễn Hữu Cầu, Bố chính xứ Nghệ An, phó Đốc đồng châu Hoan, Đông các học sĩ…

4. Lê Sỹ Bàng (1704-1752): Là em ruột Lê Sỹ Triêm, 32 tuổi thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng giáp) cùng khoa thi với anh. Ông được bổ các chức: Hàn lâm viện hiệu lý, Hàn lâm viện thử chế, Khâm sai giám sát khoa thi Hương ở Thanh Hóa, Đô đốc xứ Sơn Nam, Hàn lâm viện thư nhi…Ông đã có những đóng góp lớn lao vào sự ổn định tình hình đất nước và đấu tranh giữ gìn miền biên cương phía Bắc của quốc gia Đại Việt trong những năm 30 của thế kỷ XVIII, dưới thời Lê - Trịnh. Đồng thời, còn đóng góp cho đất nước trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử, trong việc tham gia khảo hạch các khoa thi chọn lựa nhân tài cho đất nước trong thời kỳ này. Hiện nay nhà thờ Lê Sỹ Triêm và Lê Sỹ Bàng đượcc ông nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc.

5. Đặng Minh Khiêm (1456 – 1522): Tự Trinh Dự, hiệu Thoát Hiên, là danh thần và danh sĩ Việt Nam thời Lê sơ. Nguyên quán ông ở làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc. Ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Đinh Mùi. Năm 1501, ông làm Thị thư viện Hàn lâm, sau đó được thăng chức Tả Thị lang bộ Lại, rồi thượng thư bộ Lễ, kiêm Phó Tổng tài sử quán và coi việc ở cục Chiêu Văn. Trong đời vua Lê Chiêu Tông (1516-1522), Đặng Minh Khiêm vâng mệnh sửa lại bộ Đại Việt lịch đại sử ký. Ông trước tác khá nhiều trong đó có hai thi tập chính: Giang Tây khúc thuyền thi tập, Việt Giám vịnh sử tập.

6. Nguyễn Biên (Thế kỷ XV): Người làng Phù Lưu Thượng, nay là xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc. Đi vào lập cư ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tại đây ông tổ chức lực lượng chống giặc Minh. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, uy hiếp các lỵ sở đô hộ và tiêu diệt các cuộc hành quân đàn áp của địch, cuối cùng giải phóng và làm chủ hai huyện Kỳ La và Hà Hoa (nay là 2 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh). Sau rời Sở chỉ huy từ  Kẻ Cấm về làng Cát Thiên (nay thuộc xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên), biến vùng thung lũng quanh căn cứ Động Choác thành ruộng đồng cung cấp lương thực cho nghĩa quân. Về sau, khi Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, nghĩa quân của Nguyễn Biên gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ngày nay quanh vùng Động Choác còn nhiều vết tích về cuộc khởi nghĩa. Đền Thượng Tướng (xã Cẩm Huy) thờ Nguyễn Biên, phần mộ ông cũng được toạ lạc trong nền đền.

7. Bùi Dương Lịch (1757 – 1828): Ông sinh tại thôn Yên Hội, xã Yên Đồng, tổng Liệt Yên, huyên La Sơn, phủ Đức Thọ (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông thi đỗ Hoàng Giáp năm 30 tuổi, chưa kịp ra làm quan thì triều Lê sụp đổ. Năm 1791 ông được vua Quang Trung mời ra giúp việc biên soạn ở Viện Sùng Chính, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, không từ chối được ông đành ra nhận chức đốc học Nghệ An, rồi phó đốc học Quốc Tử Giám ở Huế nhưng chỉ sau 1 năm ông cáo quan về dạy học và soạn sách. Ông mất năm 1828, thọ 71 tuổi. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị như: Bùi gia huấn hài, ốc lậu thoại, yên hội thôn chí.

8. Phan Huân (1814 - 1862): Quê ở thôn Kim Lũ, xã phù Lưu Thượng, nay là xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. Ông thi đõ cử nhân và được bổ các chức quan: Tập sự Hành tẩu bộ Hình, Tri huyện Hải Lăng, Tri huyện Chương Đức, Tri phủ Quảng Trạch, Giám sát ngự sử đạo An Hà, Giám sát ngự sử đạo Tả Kỳ. Ông là một người cương trực, gan dạ, dám nghĩ, dám nói. Ông là người dâng sớ với nội dung là một bản cáo trạng dâng lên Vua Tự Đức, khi vua Tự Đức ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) dâng 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho giặc Pháp.

9. Phan Kính (1717-1761) sinh ra và lớn lên tại thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyên La Sơn, nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, đỗ Thám hoa và làm quan dưới thời vua Lê Hiển Tông thuộc vương triều Nhà Lê Trung Hưng. Ông từng đi sứ Nhà Thanh và được hoàng đế Càn Long trọng tài đức và phong là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa". Năm 1761, ông lâm bệnh và qua đời. Năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) Vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là “Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương” để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính. Hiện nay đền thờ Phan Kính tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp Quốc gia.

10. Lê Hữu Tạo (1791-1821) còn gọi là Hầu Tạo, quê ở làng Tuần Lễ, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An, nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh dưới thời Tây Sơn, niên hiệu Quang Trung thứ 4 dưới triều Tây sơn. Lê Hầu Tạo là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Nghệ Tĩnh trong nữa đầu thế kỷ XIX chống lại chế độ bóc lột hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Đặc biệt ông đã để lại bài Phú tuyệt mệnh của ông làm trước lúc bị hành hình nói lên tài văn chương của ông. Hiện nay Mộ và nhà thờ Lê Hầu Tạo được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Khê. Trong dịp lễ tết ngày dỗ của ông đều được con cháu, họ hàng đến làm lễ tế Ông.

11. Lê Khôi (? – 1446): Quê xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con trai của Lê Từ - anh thứ hai của Lê Lợi, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có tên trong Hội thề Lũng Nhai gồm 35 công thần tụ nghĩa. Ông tham gia nhiều trận đánh, lập công lớn. Lê Khôi làm quan 3 triều (Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức Khâm sai Tiết chế thủy lục như Dinh, Hộ vệ Thượng tướng quân. Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh). Năm 1446, ông phụng mệnh vua Nhân Tông cầm quân cùng các tướng Nguyễn Chích, Nguyễn Xí đi đánh Chiêm Thành ở châu Thuận Hóa bắt được chúa Chiêm là Bí Cai. Trên đường trở về, đoàn chiến thuyền đến chân núi Long Ngâm của dãy Nam Giới thì ông mất. Thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm. Nhà vua cho lập đền thờ, hàng năm tổ chức quốc tế, truy phong.

12. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585):  Quê làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hà Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công

Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Ông đã có câu nói nổi tiếng về Hoành Sơn: “Hoành Sơn nhất đái – Vạn đại dung thân”

13. Đinh Nho Hoàn (1671-1715): Quê ở xã An Ấp, huyện Hương Sơn, tự là Tồn Phác, hiệu Mặc Trai. Năm 30 tuổi, Đinh Nho Hoàn đỗ Tứ trường trúng cách; vào thi Đình, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức là Hoàng giáp. Quá trình làm quan ông đã trải qua các chức: Hậu bổ Hàn Lâm viện, Tham chính xứ Sơn Tây, Đốc trấn phủ Cao Bình (Cao Bằng ngày nay), Hữu thị lang bộ Công, Thượng bảo tự khanh. Năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), vâng mệnh triều đình đi sứ nhà Thanh, ông đã tận trung với nước được Bắc triều khen ngợi về công lao, năm 1716, ông mất khi đi sứ. Sau khi mất, ông được triều đình phong tặng Tả Thị lang bộ lại và cho lập miếu tôn thờ, đồng thời phong sắc là Đặc Đạt Đại Vương.

14. Dương Trí Trạch (1586-1662): Người xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, Khoa thi Kỷ Mùi (1619), niên hiệu Hoằng Định năm thứ 20 đời vua Lê Kính Tông, ông đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, được bổ làm quan trong triều. Năm 1630, vua Lê Thần Tông cử Dương Trí Trạch làm Chánh sứ đi sứ sang nhà Minh, khi về cả đoàn sứ bộ được vua khen ngợi, riêng ông được thăng chức Bồi tụng. Năm 1644, với cương vị Đốc đồng tỉnh Cao Bằng, ông cùng với Thái bảo Tây Quận công Trịnh Tạc vâng lệnh vua đem quân tiến đánh Cao Bằng. Lập công lớn, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Lễ, kiêm Thị độc Hàn lâm viện, tham dự công việc ở Khu mật viện và được phong Dực vận Tán trị Công thần, tước Thái tể Bạt Quận công. Đền thờ Dương Trí Trạch được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

15. Phan Huy Ích (1551 – 1822): Tự là kiêm thụ phủ Chi Hoà, hiệu là Dụ Am, Đức Hiên. Quê ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quy, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Liên, huyện Lộc Hà). Ông là người có công lớn trong việc giúp nhà Tây Sơn đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh. Dưới triệu Tây Sơn ông được phong đến chức thượng thư bộ lễ. Sau khi nhà Tây Sơn suy vi ông trở về quê dạy học. Ông mất ngày 20/2 năm Nhâm Ngọ./.

 

                                                                       

 

Bản đồ thị xã Kỳ Anh
 Liên kết website
Thống kê: 2.201.082
Online: 68