DI CHÚC CHUNG

Nhân vật:

  1. Bà L: Vợ ông S -Ông S: đã mất
  2. Q: Con riêng của ông S
  3. Ông Đ: hàng xóm của ông S
  4. X – cô cháu gái

Bà L kết hôn với ông S vào năm 1978. Ông S sinh năm 1938, mất ngày 22/5/2003, vợ chồng bà không có con chung. Sau khi kết hôn bà L và ông S chung sống với nhau tại nhà riêng của bà L. Trước đây ông S đã có vợ và có một con riêng tên là Q. Vợ chồng bà L và ông S đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 100 m2 vào ngày 08/7/1998 nơi ông bà đã sống và hiện nay bà L vẫn đang ở tại đó.

Trước khi chết ông S đã nhờ ông Đ viết giúp bản di chúc chung của vợ chồng, sau đó ông đưa cho bà L cùng ký. Ông S là người giữ bản di chúc đó và chuyển cho con trai (Q) từ khi nào thì bà L không biết. Thời gian gần đây bà L mới được UBND xã giao cho bà L bản phô tô, bản di chúc gốc. Hiện nay Q vẫn đang giữ. Nội dung của bản di chúc là để lại hết thổ đất cho Q, nếu bà L còn sống thì bà vẫn sống tại ngôi nhà trên mảnh đất và sau khi bà L mất thì Q sẽ thừa kế toàn bộ diện tích đất đó và Q sẽ lo hương hỏa cho bà L và ông S.

Bà L đã nhiều lần yêu cầu Q về để giải quyết nhưng Q không về.

Bản di chúc do ông S và bà L cùng lập, có ông Đ là người làm chứng ký vào bản di chúc và đã được Ủy ban nhân dân xã Hải Giang xác nhận. Bản di chúc gốc đang do ông S giữ.
Nay bà L yêu cầu chia di sản thừa kế diện tích đất 100 m2.  Ông Q yêu cầu được giữ lại tài sản trên để sau này làm nơi thờ cúng cho ông S và bà L. Hai người không thống nhất được quan điểm.

Bà L vẫn còn băn khoăn vì trong di chúc ông S để lại toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất cho con trai riêng là Q. Để chắc chắn, bà L đã nhờ sự tư vấn của cô cháu gái là luật sư. Bà L nhờ người gọi cho X – cô cháu gái để hẹn gặp nhờ tư vấn chuyện này.

Cảnh 1: Cuộc hội thoại giữa bà L và cháu gái

X: Dạ alo ạ.

Bà L: X à cháu, bà L đây, cháu có đang bận không, cho bà hỏi chút?

X: Vâng, bà cứ nói đi ạ.

Bà L: Chả là, bà muốn nhờ cháu tư vấn về chia tài sản thừa kế. Mai cháu rảnh thì sang nhà bà tư vấn giúp bà được không cháu?

X: Dạ vâng, chiều tối mai đi làm về rồi cháu qua nhà bà ạ.

Bà L: Uh. Thế mai gặp cháu nhé.

X: Dạ vâng, cháu chào bà.

Cảnh 2: Cuộc hẹn giữa bà L và cháu gái

X đi làm về qua thẳng nhà bà L luôn.Đúng lúc bà L đang ở nhà. X nhanh nhảu: Cháu chào bà ạ.

Bà L: chào cháu, cháu vào nhà đi, đi làm về mệt mà còn bị bà làm phiền thế này có sao không?

X: Dạ không sao ạ, chẳng mấy khi được bà nhờ việc liên quan đến công việc của cháu nên cháu cũng sẵn sàng thôi bà ạ.

Bà L: uh. Chuyện là thế này cháu à.

Bà L kể đầu đuôi câu chuyện cho X nghe.

hỏi: Mảnh đất là tài sản chung của bà và ông S ạ.

Bà L: Đúng rồi cháu ạ. Trước khi lấy ông thì đấy là nhà riêng của bà, nhưng sau đó thì bà và ông cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất. Giờ bà muốn khởi kiện yêu cầu hủy bỏ bản di chúc đó.

X: Đối chiếu quy định của Điều 630 BLDS 2015 về di chúc hợp pháp và Điều 635 BLDS 2015 về di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì Bản di chúc tuy ông S và bà nhờ người khác viết hộ, ông, bà đã ký vào bản di chúc và đã có xác nhận của chính quyền địa phương nên bản di chúc được lập là hoàn toàn hợp pháp bà ạ.

Bà L: Như thế theo nội dung di chúc thì bà không được quyền thừa kế gì đối với diện tích đất đó à cháu.

X: Không bà ạ. Bà để cháu phân tích rõ cho bà ạ.

Theo quy định của Điều 611 BLDS 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết và khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 quy định di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Bản di chúc của ông S và bà sẽ có hiệu lực đối với phần di sản của ông S để lại kể từ ngày ông S mất (tức là ngày 22/5/2003). Theo đó, mảnh đất là tài sản chung của ông S và bà nên di sản thừa kế của ông S là quyền sử dụng một nửa diện tích đất chung của 2 vợ chồng bà (50 m2).

Mặc dù, trong di chúc ông S để lại toàn bộ di sản cho anh Q nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Do đó, bà vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật. Đối với trường hợp của bà, di sản thừa kế của ông S là quyền sử dụng ½ diện tích thửa đất, tương ứng với 50 m2. Một suất thừa kế di sản của ông S theo pháp luật là quyền sử dụng 1/4 diện tích mảnh đất (Có 2 người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất), tương ứng với 25m2. Do đó, bà sẽ được hưởng thừa kế quyền sử dụng 1/6 mảnh đất, tương ứng với 16.6 m2.

Tổng diện tích đất thuộc quyền sở hữu của bà là 66.6 m2.

Bà L: Bà muốn được chia bằng hiện vật, nhận quản lý, sử dụng cả thổ đất nêu trên và nhận trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch cho Q bởi vì diện tích đất này đang do bà quản lý, sử dụng, bà đã có công trông coi quản lý từ khi ông S chết cho đến nay. Bản thân bà đã già yếu, hơn 80 tuổi, đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội người cao tuổi, lại neo đơn không có con cháu, bà không còn chỗ ở nào khác. Hơn nữa, năm 2010, bà L được Công ty đường gòn và Cựu thanh niên xung phong xây cho một nhà tình nghĩa, nên bà muốn được tiếp tục quản lý, sử dụng, sinh sống ở đây cháu à. Ngoài ra, khi ông S mất một mình bà phải lo tất cả mọi thủ tục để mai táng cho ông S như mua quan tài hết 10.000.000đ, các chi phí khác phục vụ đám tang là 5.000.000đ,  cách  đây  7  năm  bà  đã  cải  táng  và  xây  mộ  cho  ông S hết 18.000.000đ.

X: Vâng. Theo quy định tại Điều 623Bộ luật dân sự năm 2015thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của ông S vẫn còn nằm trong thời hiệu khởi kiện

Tuy nhiên, nếu có thể thì bà và anh Q hãy thỏa thuận với nhau về việc bà sẽ tiếp tục sinh sống trên 100 m2 đất đó và thanh toán tiền quyền sử dụng đất đối với phần thuộc thừa kế anh Q được hưởng (là 33.4m2) sau khi trừ đi chi phí lo hậu sự cho ông S bà ạ. Chứ bây giở ra tòa vừa mất thời gian, vừa tốn kém, mất tình cảm nữa bà ạ.

Bà L: Để bà thử gặp Q nói chuyện xem sao. Hôm đó cháu đi cùng bà để phân tích cho Q hiểu thêm nhé.

X: Dạ vâng.

Sau hôm đó bà đã liên hệ để gặp Q

Cảnh 3: Buổi gặp thỏa thuận chia di sản thừa kế giữa bà L, cô X và Q

Lúc đầu, Q khăng khăng giữ quan điểm, toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất thuộc về mình theo di chúc ông S đã để lại.

Q: Cháu không đồng ý việc phân chia di sản như cô nói đâu ạ. Trong di chúc bố cháu đã viết rõ ràng để lại toàn bộ di sản cho cháu rồi ạ và cô cũng đã ký vào di chúc rồi mà sao giờ cô lại thay đổi như thế ạ.

X: Anh Q ạ, Theo quy định tại Điều 640 BLDS 2015 thì:

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Trước kia bà nghĩ ông bà còn sống với nhau lâu dài, di chúc chỉ để dự phòng trường hợp xấu và bà cũng không tính xa. Theo quy định trên thì bà có thể thay đổi lại di chúc đối với phần tài sản của mình.

Nhưng nhờ có sự phân tích sắc bén, đầy đủ lý lẽ, các quy định của pháp luật nên Q đã nhận lời suy nghĩ thêm.

Mấy hôm sau thì thấy Q liên lạc với bà L để nói chuyện và thỏa thuận phân chia di sản.
Sau đó bà L có gọi cho X để hỏi về cách viết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì được X tư vấn soạn thảo văn bản thỏa thuận và hướng dẫn đến văn phòng công chứng gần nhà để công chứng văn bản thỏa thuận, để bà L có cơ sở làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với toàn bộ mảnh đất sau khi đã thanh toán cho anh Q giá trị tương ứng với phần anh Q được hưởng thừa kế.
Xong xuôi các thủ tục, nhận được Giấy chứng nhận thì bà L sang nhà cảm ơn X rối rít. X cũng thấy vui vì đã giúp được bà và anh Q.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Sơ đồ địa giới hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 202.286
    Online: 55